| Hotline: 0983.970.780

Rét cắt da, trâu bò vẫn thả rông

Thứ Ba 12/01/2021 , 16:50 (GMT+7)

Nhiệt độ thường xuyên 0 độ C, nhưng trâu bò nhiều nơi vẫn thả rông, 'ăn không đủ no, ở không đủ ấm'.

Trong những ngày vừa qua, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) là địa phương có thời tiết lạnh nhất tỉnh, nhiệt độ thường xuyên giao động trên dưới 0 độ C, thậm chí đã xuất hiện băng tuyết ở vùng núi Phja Oắc. Các khu vực khác thuộc các xã Phan Thanh và Thành Công nhiệt độ được ghi nhận xuống – 2 độ C về đêm và sáng.

Một đàn trâu được thả rông ngay trước cửa UBND xã Thành Công, huyên Nguyên Bình, dù thời tiết ngoài trời chỉ hơn 2 độ C. Ảnh: Toán Nguyễn.

Một đàn trâu được thả rông ngay trước cửa UBND xã Thành Công, huyên Nguyên Bình, dù thời tiết ngoài trời chỉ hơn 2 độ C. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Nông Quốc Hùng, Bí thư Huyện ủy Nguyên Bình cho biết, trước khi có thông tin về việc không khí lạnh tăng cường, huyện đã chỉ đạo các cơ chuyên môn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống rét. Tuyên truyền bà con nhân dân tuyệt đối không được thả rông trâu, bò để tránh bị chết rét. Ngoài ra huyện tuyên truyền bà con cần phải bổ sung thức ăn cho vật nuôi, để tăng sức đề kháng chống chịu với thời tiết...

Xã Thành Công, một trong những xã tâm rét của huyện Nguyên Bình cũng rất quyết liệt trong việc phòng, chống rét cho gia súc. Trong những ngày giá rét, UBND xã giao nhiệm vụ cho các cán bộ phụ trách các xóm khẩn trương xuống địa bàn, triển khai cho bà con nhân dân nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đói, rét cho trâu, bò. Cán bộ nào lơ là trong nhiệm vụ sẽ bị xử lý và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện.

Ông Bàn Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Thành Công nhấn mạnh, xã thậm chí còn dùng cả biện pháp mạnh như hàng ngày đi kiểm tra, nếu thấy hộ dân nào vẫn để xảy ra tình trạng thả rông trâu, bò hoặc không che chắn chuồng trại đúng theo quy định thì sẽ lập biên bản. Những người vi phạm nếu có trâu, bò bị chết rét sẽ không được nhận tiền hỗ trợ...

Chuồng trâu sơ sài và kém vệ sinh của gia đình bà Phùng Thị Khe. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chuồng trâu sơ sài và kém vệ sinh của gia đình bà Phùng Thị Khe. Ảnh: Toán Nguyễn.

Dù các cấp địa phương từ huyện đến xã quyết liệt chỉ đạo, khuyến cáo bà con như vậy, nhưng thực tế vẫn có một số hộ dân vẫn rất chủ quan với các biên pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc của mình.

Gia đình bà Phùng Thị Khe ở xóm Bành Tổ, xã Thành Công (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng), tài sản lớn nhất là 7 con trâu được đầu tư từ nguồn vốn vay ngân hàng để làm kinh tế. Nhưng thời điểm phóng viên có mặt, đàn trâu của bà Khe đã được thả ra ngoài cho đi ăn cỏ, dù nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng hơn 2 độ C, gió rét rít từng cơn. Chuồng trâu của gia đình cũng không được vệ sinh sạch sẽ, quây bạt che chắn cũng chỉ được một mặt ngoảnh ra phía ngoài núi.

Bà Khe giải thích, do gia đình không đủ thức ăn là rơm, rạ khô nên phải thả ra ngoài để cho trâu ăn cỏ, đến chiều sẽ về. Còn chuồng trại cứ tạm như thế, vì sắp tới sẽ làm chuống mới.

Chuồng bò toang hoang giữa rét buốt của hộ bà Đặng Thị Tươi ở xóm Nà Bản, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chuồng bò toang hoang giữa rét buốt của hộ bà Đặng Thị Tươi ở xóm Nà Bản, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Toán Nguyễn.

Một hộ chăn nuôi khác là bà Đặng Thị Tươi ở xóm Nà Bản, xã Thành Công (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng), đã chuẩn bị đầy đủ rơm khô nên không thả rông bò đi ăn. Nhưng chuồng trại cũng chỉ che chắn được một nửa chuồng. Bà Tươi bảo rằng, dù che một nửa chuồng nhưng bò nằm vào trong góc vẫn ấm!

Gia đình bà Tươi có 4 con bò, thì một con đã bị chết từ đợt rét cách đây 3 tuần. Theo bà Tươi, đó là con bò mẹ năm trước mua ở chợ bò Nghiên Loan (Bắc Kạn) với giá 20 triệu đồng, lúc bị chết thì bán cho thợ thịt được 8 triệu đồng.

Bà Tươi còn cho rằng, con bò đó chết là do trước đẻ con, xong nuôi con nên bị gầy quá, sức khỏe yếu không chịu được rét dẫn tới bị chết. Chứ gia đình hoàn toàn không nghĩ rằng con bò nhà mình bị chết là do các biện pháp phòng, chống rét và cách chăm sóc có thể là chưa tốt.

Những đàn trâu co ro trong rét buốt ở bìa rừng xã Thành Công. Ảnh: Nguyễn Toán

Những đàn trâu co ro trong rét buốt ở bìa rừng xã Thành Công. Ảnh: Nguyễn Toán

Nhiều hộ chăn nuôi vẫn đưa trâu bò đi chăn thả bình thường dù trời rét căm căm. Ảnh: Nguyễn Toán

Nhiều hộ chăn nuôi vẫn đưa trâu bò đi chăn thả bình thường dù trời rét căm căm. Ảnh: Nguyễn Toán

Hoặc nhốt trong chuồng, nhưng thiếu thức ăn, che chắn sơ sài. Ảnh: Toán Nguyễn

Hoặc nhốt trong chuồng, nhưng thiếu thức ăn, che chắn sơ sài. Ảnh: Toán Nguyễn

Xem thêm
Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 3] Hiện thực hóa khát vọng trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc

SƠN LA Từ trong gian khó của 10 năm trước, ít ai nghĩ vùng đất có đến 3/4 diện tích là đồi núi như Sơn La lại trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Vỏ trấu - nguyên liệu dồi dào để sản xuất than sinh học

Mỗi tấn lúa sau khi xay xát sẽ thải ra khoảng 200kg vỏ trấu, nếu được thu gom chế biến sẽ tạo ra được khoảng 40kg than sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.