| Hotline: 0983.970.780

Nuôi vịt công nghệ cao mỗi năm lãi 600 triệu đồng

Thứ Ba 12/11/2024 , 14:13 (GMT+7)

NGHỆ AN Mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi vịt truyền thống sang áp dụng quy trình công nghệ cao giúp trang trại của anh Phan Văn Tuyển thắng lớn.

Nuôi vịt công nghệ cao trong môi trường chuồng lạnh khép kín mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Ảnh: Việt Khánh.

Nuôi vịt công nghệ cao trong môi trường chuồng lạnh khép kín mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Ảnh: Việt Khánh.

Ứng dụng công nghệ cao không cần diện tích mặt nước trải rộng, vịt sống trên cạn trong môi trường chuồng lạnh khép kín sẽ tránh được tác động của thời tiết, dịch bệnh nên phát triển nhanh, ổn định, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Phan Văn Tuyển, trú xóm Phú Thọ, xã Nam Cát (Nam Đàn, Nghệ An) thu được nhiều thành công từ mô hình này. Năm 2018 anh Tuyển thuê quỹ đất 3,5ha xây dựng quy trình chăn nuôi khép kín, đồng bộ với đầy đủ các phân khu chức năng thiết yếu (2 khu chuồng nuôi khép kín, kho chứa thức ăn, nhà ở cho công nhân…), tổng kinh phí đầu tư khoảng 3,2 tỷ đồng.

Chuồng nuôi được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn. Sàn nhà làm bằng lưới mắt cáo chất liệu nhựa dẻo, đặt cách nền bê tông khoảng 50cm, đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng. Trần nhà sử dụng lớp xốp cách nhiệt, xung quanh lắp hệ thống làm mát, quạt thông gió tạo nhiệt độ phù hợp, dù nắng nóng hay mưa lạnh trong chuồng luôn duy trì ổn định 25 - 28 độ C. Chuồng trại cũng sử dụng máng uống tự động.

Hệ thống chuồng trại được đầu tư khá đồng bộ. Ảnh: Việt Khánh.

Hệ thống chuồng trại được đầu tư khá đồng bộ. Ảnh: Việt Khánh.

Vịt nuôi trên sàn nhựa, hợp vệ sinh, lại được áp dụng khẩu phần ăn khoa học, phù hợp với từng giai đoạn nên sinh trưởng, phát triển đồng đều, sức khoẻ ổn định, tỷ lệ hao hụt được giảm thiểu tối đa. Mỗi năm anh Tuyển nuôi tổng cộng 6 lứa vịt thịt, mỗi lứa đạt bình quân 14.000 con, sơ bộ trang trại cung cấp ra thị trường khoảng 275 tấn hàng/ năm.

Là người trong cuộc, anh Tuyển thừa nhận trước đây lo lắng triền miên do thị trường bấp bênh và dịch bệnh khó lường, kể từ khi ứng dụng công nghệ cao áp lực được giảm tải thấy rõ, lúc này mọi thứ cơ bản đều nằm trong tầm kiểm soát:

“Chăn nuôi vịt ứng dụng công nghệ cao mất nhiều chi phí đầu tư, đồng thời đòi hỏi phải nâng tầm kiến thức mới cáng đáng được. Đổi lại chúng tôi được đối tác cung ứng con giống (giống vịt super), thức ăn, nước uống, thuốc thú y, vacxin chất lượng cao, ngoài ra họ còn cắt cử cán bộ chuyên môn tư vấn, hướng dẫn đầy đủ quy trình nuôi cũng như công tác phòng bệnh. Vịt nuôi trong điều kiện thoáng mát, sạch sẽ nên phát triển nhanh, qua 45 ngày nuôi có thể đạt trọng lượng 3,5 kg/con, nhìn chung đủ điều kiện xuất bán”.

Mỗi năm trang trại của anh Tuyển lãi ròng 600 triệu đồng từ nuôi vịt công nghệ cao. Ảnh: Việt Khánh.

Mỗi năm trang trại của anh Tuyển lãi ròng 600 triệu đồng từ nuôi vịt công nghệ cao. Ảnh: Việt Khánh.

Sản phẩm làm ra bao nhiêu đối tác bao tiêu cam kết thu mua bằng sạch, nỗi lo “được mùa mất giá, được giá mất mùa” không còn hiện hữu giúp người nuôi thu về thành quả tương xứng. Tính toán sơ bộ, mỗi lứa vịt anh Tuyển lãi ròng 100 triệu đồng, mỗi năm nuôi đều đặn 6 lứa có 600 triệu đồng. Bên cạnh đó còn giải quyết nhu cầu việc làm cho một số lao động cứng với mức thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đánh giá mô hình chăn nuôi vịt ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm của anh Phan Văn Tuyển mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, cùng lúc giải quyết triệt để nỗi lo thị trường lẫn yếu tố dịch bệnh.

Không chỉ có thế, việc tiếp cận nền tảng công nghệ tiên tiến còn giúp chủ thể tham gia mô hình thay đổi tư duy, nếp nghĩ xưa cũ, từ đó mở ra hướng đi mới để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, chuyên nghiệp hóa.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Cát, hiện trên địa bàn xã có 3 trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, trong đó cơ sở của anh Phan Văn Tuyển ở xóm Phú Thọ là một trong những trang trại đang phát huy hiệu quả cao nhờ áp dụng khoa học công nghệ.

“Anh Tuyển linh hoạt nắm bắt thời cơ, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ kết quả thực tế anh Tuyển được vinh danh gương nông dân sản xuất giỏi của huyện Nam Đàn giai đoạn 2022 - 2023”. Ông Phúc chia sẻ.

Xem thêm
[Bài 1] Heo khỏe, trại sạch nhờ công nghệ số

BÌNH DƯƠNG Khi dịch bệnh ngày càng khó lường, công nghệ số trở thành giải pháp then chốt giúp người chăn nuôi chủ động phòng dịch, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững hơn.

Hơn 31.500 tấn vải tươi xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai

Hải quan Cửa khẩu Lào Cai cho biết, tính đến 23/6, đã hoàn tất thủ tục thông quan hơn 31.500 tấn quả vải với tổng kim ngạch xuất khẩu 18,8 triệu USD.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Bảo tồn, mở rộng sản xuất giống lúa nếp than

QUẢNG BÌNH Quảng Bình phục tráng được giống lúa nếp than và cung ứng giống cho nông dân để mở rộng sản xuất.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Cấp xã lần đầu được phê duyệt quản lý rừng bền vững

Từ 1/7, UBND cấp xã có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng của hộ dân, nhóm hộ, tổ hợp tác làm du lịch sinh thái, theo Thông tư 16/2025/TT-BNNMT.

Bình luận mới nhất