| Hotline: 0983.970.780

Nuôi vịt - cá an toàn sinh học

Thứ Năm 11/01/2018 , 15:44 (GMT+7)

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh đã xây dựng mô hình nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá theo hướng an toàn sinh học.

Mô hình hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn cho 2 hộ nông dân ở ấp Ngãi Trung, xã Tập Ngãi và khóm 5, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần với quy mô 1.010 con vịt giống bố mẹ TC 1 ngày tuổi. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên tập huấn, hướng dẫn áp dụng quy trình an toàn sinh học trong suốt giai đoạn nuôi.

Đánh giá kết quả mô hình qua 6 tháng nuôi cho thấy, tỷ lệ hao hụt rất thấp ở mức 2%, chủ yếu là ở giai đoạn úm. Tỷ lệ vịt chuyển qua giai đoạn đẻ đạt trên 87%, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên đạt 18 tuần tuổi, trọng lượng khi chuyển qua giai đoạn đẻ trung bình từ 1,2 - 1,4 kg/con; trọng lượng trứng đạt trên 50gr.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Kiều, chủ hộ thực hiện mô hình cho biết: “Giống vịt chuyên trứng TC có sức kháng bệnh cao hơn giống vịt địa phương, khả năng tự săn mồi rất tốt. Hiện vịt đang ở giai đoạn đẻ tỷ lệ đạt 50%, giá trứng bán từ 2.000 – 2.200 đồng/quả, mỗi ngày thu lãi từ 100.000 – 120.000 đồng. Ước tính lợi nhuận sau 18 tháng nuôi đạt 58 - 64 triệu đồng”.

Chị Kiều Thị Trúc Linh, chủ hộ thực hiện mô hình chia sẻ, nuôi vịt kết hợp với nuôi cá sẽ tận dụng được phân vịt là thức ăn cho các động vật thuỷ sinh khác tồn tại và phát triển, sau đó các động vật thuỷ sinh lại trở thành thức ăn cho cá. Vịt bơi lội, lặn hụp làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước giúp cho cá có đủ lượng oxy cần thiết trong quá trình hô hấp, bảo đảm quá trình trao đổi chất bình thường, không phải dùng sức người hoặc máy khuấy mặt nước. Thức ăn dư thừa, vương vãi của vịt đưa xuống ao làm thức ăn cho cá. Sau một lứa nuôi ngoài lợi nhuận từ đàn vịt đẻ, chị có thể thu thêm cá nên mang về lợi nhuận đáng kể.

Theo anh Trần Văn Đức, Phó Chủ tịch xã Tập Ngãi, do giống vịt bố mẹ TC là giống thuần nên khả năng cho năng suất trứng rất cao. Đồng thời mô hình nuôi kết hợp vịt và cá tận dụng được nguồn thức ăn nên giảm được giá thành sản phẩm. Mô hình góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi cũ lạc hậu sang chăn nuôi tập trung cải tiến có sự quản lý. Mô hình giúp nâng hiệu quả kinh tế, không gây ô nhiễm môi trường, tránh sự rủi ro của việc nuôi thả lan (chạy đồng không kiểm soát).

Xem thêm
Phát hiện nhiều xác lợn chết ngoài môi trường

QUẢNG TRỊ Xác lợn chết bị thả trên sông, trong các hồ, đầm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến dịch tả lợn Châu Phi có nguy cơ kéo dài tại tỉnh Quảng Trị.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

'Không bỏ hết trứng vào một giỏ': Đa dạng hóa để thủy sản vượt sóng

Thuế, rào cản thương mại tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản làm giá thành sản xuất cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thương mại.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất