| Hotline: 0983.970.780

Nuôi kỳ nhông không cần cát

Thứ Sáu 08/05/2009 , 09:41 (GMT+7)

Anh Trần Duy Nhị từ thành công ở mô hình nuôi kỳ đà nay anh lại thành công tiếp mô hình mới: Nuôi kỳ nhông không cần cát...

Nuôi nhông trên cát đã được nhiều người dân ở thị trấn Phan Rí Cửa (Bình Thuận) thực hiện từ trước năm 2000 rồi “lan” đến TX Cam Ranh (Khánh Hòa). Đến năm 2005 ngành khuyến nông tỉnh Ninh Thuận đã thí điểm mô hình nuôi nhông trên cát tại một số hộ ở TX Phan Rang. Để nuôi được nhông phải xây bờ từng cao 2m, ghép lưới B40 lên trên. Ở dưới nền phải lót gạch thẻ, cắm tôn xuống đất sâu 0,7m khép kín cả khu vực nuôi rồi đổ cát cao 0,7m. Làm như vậy nhông khỏi leo lên ra ngoài, hoặc đào hang chui ra. 

Theo nhu cầu của thị trường, từ năm 2007 đến nay, người dân xã Bình Thạnh và Bình Chánh (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã tham quan học tập mô hình nuôi nhông trên cát ở Ninh Thuận, về áp dụng khá thành công. Nuôi nhông đã đem lại lợi nhuận khá cao, hiện nay nhiều người dân đang đầu tư vào thực hiện mô hình kinh tế này. Chắc chắn trong một vài năm tới, nghề nuôi nhông ít vốn này sẽ giúp cho người dân xã Bình Thạnh khá hơn trong cuộc sống, nhất là trong lúc đất sản xuất đang ngày càng ít.

Nhiều người muốn thực hiện mô hình nuôi nhông trên cát nhưng không có đất để nuôi . Tuy nhiên anh Trần Duy Nhị ở tổ dân phố 3, Thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã không bó tay trước khó khăn trên, từ thành công ở mô hình nuôi kỳ đà nay anh lại thành công tiếp mô hình mới: Nuôi kỳ nhông không cần cát (nuôi nhông trên nền các loại phế phẩm như giẻ rách, thùng xốp).

Anh Nhị đã chọn cách nuôi “nuôi nhông bằng rẻo vải” trên sàn mà anh đã làm trên ao cá trước đây (anh Nhị thuê lại hồ cá của Hội Cựu chiến binh Thị trấn Châu Ổ để nuôi cá và ba ba). Cuối tháng 2/2009, anh khăn gói vào tận Trạm Khuyến nông Ninh Hải (Ninh Thuận) nhờ liên hệ mua nhông giống. Anh mua được 92kg giống (trung bình 27 con/kg) với giá 230 nghìn đồng/kg về thả nuôi.

Anh “Nhị kỳ đà” nay đã có thêm biệt danh “Nhị kỳ nhông” với mô hình: Nuôi kỳ nhông không cần cát (trên nền các loại phế phẩm), mở ra cách nuôi mới cho những gia đình đang loay hoay vì không có đất.

Với diện tích sàn 32m2, dưới sàn anh lót lưới, xung quanh che chắn bằng tôn cao trên 1m, anh gom các rẻo vải ở các tiệm may bỏ vào nửa diện tích sàn để cho nhông ẩn náu, nửa diện tích còn lại để làm sân chơi và cho nhông ăn. Theo góp ý của các kỹ sư, anh Nhị đã thay dần rẻo vải bằng xốp, thùng xốp và ống nhựa. Nhông là loài ăn tạp, chỉ cần vài ba cây bắp sú, xà lách, rau muống, rau lang, giá mầm, đem về bằm nhỏ...rải lên tấm xốp là nhông ăn hết.

Với 92kg giống ban đầu, sau khi hao hụt còn khoảng 2.100 con, đến nay trung bình 8 con/kg, sản lượng nhông hiện có khoảng 262kg, nếu bán tại trại giá 160 nghìn đồng/kg thì anh Nhị sẽ bỏ túi trên 40 triệu đồng. Tuy nhiên anh không làm thế mà tiếp tục chăm sóc và cho đẻ để cung ứng con giống. Anh Nhị đã tự nghiên cứu cho nhông sinh sản. Anh cho ít cát vào một số thùng xốp để nhông đẻ trứng, sau khoảng 27 ngày thì trứng nở, sau nở khoảng 17 ngày thì nhông con đạt trung bình 40 con/kg. Vừa qua, anh đã xuất bán với số lượng trên 64kg nhông giống, thu về trên 15 triệu đồng và trên 30kg kỳ đà, thu về trên 11 triệu đồng. Được biết những người mua này cũng học nuôi theo cách mới của anh Nhị.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ

ĐỒNG THÁP Biến phế phẩm xoài thành phân hữu cơ không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mở ra mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị cho nông nghiệp Đồng Tháp.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất