| Hotline: 0983.970.780

Nuôi hươu nhàn hơn nuôi dê

Thứ Năm 08/08/2024 , 09:55 (GMT+7)

NINH BÌNH Theo anh Đỗ Văn Chi, hươu có sức đề kháng cao nên ít mắc bệnh, nếu chăm sóc tốt người nuôi sẽ có nguồn thu ổn định từ việc bán nhung, giống, thịt, cao.

Theo anh Đỗ Văn Chi, hươu là loài vật dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trung Quân.

Theo anh Đỗ Văn Chi, hươu là loài vật dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trung Quân.

Nghề nuôi hươu mở ra hướng đi mới, mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển thành những trang trại quy mô lớn. 

Trang trại của gia đình anh Đỗ Văn Chi, thôn 12, xã Đông Sơn, TP Tam Điệp là một điển hình. Trên diện tích hơn 1.000m2, anh đầu tư xây dựng 5 khu chuồng nuôi kiên cố và sân chơi cho hươu.   

Anh Chi chia sẻ, năm 2007, gia đình anh bắt đầu bén duyên với hươu sao. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên chỉ dám mua số lượng ít về nuôi thử.

Trong suốt quá trình chăm sóc, anh Chi cần mẫn quan sát thói quen, khả năng sinh trưởng và phát triển, các loại bệnh thường gặp của hươu một cách kỹ lưỡng. Đồng thời, năng lui tới các trang trại lớn để học hỏi thêm kinh nghiệm. Khi cảm thấy sự am hiểu về loài vật nuôi này đã hòm hòm, anh từng bước tăng số lượng đàn. Hiện, tổng đàn hươu của gia đình anh hơn 70 con (30 con cho nhung) và hơn 10 con nai.

Sở dĩ gia đình chọn nuôi hươu vì qua theo dõi, đánh giá nhận thấy đây là loài vật nuôi ít mắc bệnh, phàm ăn. Thức ăn chủ yếu của hươu là cỏ, lá cây các loại, ngô… Trung bình hàng ngày một con hươu trưởng thành tiêu tốn khoảng 3-4kg thức ăn xanh và một lượng ít thức ăn tinh từ ngô hạt. Vào mùa đông, hươu ăn ít, đặc biệt là hươu đực.

“Nếu nuôi với số lượng đầu con nhiều nuôi hươu sẽ nhàn hơn so với nuôi dê. Bởi dê là loại vật nuôi có giá trị kinh tế nhưng dễ mắc nhiều bệnh như viêm phổi, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi, lở mồm long móng, tụ huyết trùng… Gia đình nào nuôi với số lượng lớn (40-50 con) gần như người nuôi phải có kiến thức như một bác sỹ thú y. Bên cạnh đó, dê kén chọn thức ăn và phải có vùng bãi rộng để chăn thả. Trong khi đó, hươu vẫn mang trong mình bản tính hoang dã nên sức đề kháng cao, không kén thức ăn”, anh Chi đánh giá.

Người nuôi hươu có nhiều nguồn thu nhập từ việc bán nhung, hươu giống, hươu thịt, cao hươu. Ảnh: Trung Quân.

Người nuôi hươu có nhiều nguồn thu nhập từ việc bán nhung, hươu giống, hươu thịt, cao hươu. Ảnh: Trung Quân.

Theo anh Chi, hươu mang trong mình bản tính hoang dã nên khi thiết kế chuồng nuôi phải hết sức lưu ý. Nhiều hộ mới nuôi chưa nắm rõ tập tính nên thường làm khung chuồng thấp, hươu hay nhảy ra ngoài. Bên cạnh đó, chuồng phải có mái che, thông thoáng. Hươu đực nên được nuôi riêng theo từng chuồng để tránh vào mùa động dục sẽ tấn công nhau, gây thương tích. Nền chuồng cần lát gạch, láng xi măng và phải thường xuyên quét dọn sạch sẽ. Sân chơi được rào vững chắc bằng lưới thép hoặc xây tường cao, trong sân nên có cây che làm bóng mát.

Hươu cái mỗi năm sẽ sinh sản 1 lần, hươu đực khoảng 2 năm tuổi bắt đầu cho nhung. Từ khi nhung mọc đến khi cắt được khoảng 45-50 ngày, nếu để trễ nhung sẽ bị già, giảm giá trị. Năm đầu tiên hươu cho nhung ít, các năm sau sẽ tăng dần, từ năm thứ 6 - 8 trở đi sẽ cho ổn định khoảng 700-800 gam/con/năm.

Nhung hươu là một vị thuốc tốt bồi bổ sức khỏe nên mặc dù giá bán khoảng 16-17 triệu đồng/kg nhưng luôn trong tình trạng cháy hàng. Ảnh: Quang Dũng.

Nhung hươu là một vị thuốc tốt bồi bổ sức khỏe nên mặc dù giá bán khoảng 16-17 triệu đồng/kg nhưng luôn trong tình trạng cháy hàng. Ảnh: Quang Dũng.

Về hiệu quả kinh tế, nếu chăm sóc tốt người nuôi hươu sẽ có rất nhiều nguồn thu từ loài vật này. Cụ thể, nhung hươu hiện có giá khoảng 16-17 triệu đồng/kg. Hươu giống hơn 30 triệu đồng/cặp (16-18 kg/con, tương đương 5-7 tháng tuổi). Hươu thịt 200.000-220.000 đồng/kg. Những con khi không cho khai thác nhung (già) sẽ được chuyển nấu cao. Hiện giá cao hươu ở mức 500.000-600.000 đồng/lạng.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 2.300 con hươu, được nuôi tập trung tại các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long (Nho Quan) và Đông Sơn (Tam Điệp). Ngành nông nghiệp đã tham mưu cho tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hộ nuôi phát triển quy mô, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ hươu, xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị, thu nhập.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Chú trọng biện pháp sinh học phòng trừ sâu róm hại táo

NINH THUẬN Biện pháp rất quan trọng là tăng cường bảo vệ thiên địch, hạn chế dùng thuốc hóa học, không phát dọn sạch thực bì trong vườn, tăng cường trồng cây phân xanh, cây họ đậu

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.