| Hotline: 0983.970.780

Những cách phản ứng lạ lùng của loài vật khi nhật thực xảy ra

Thứ Năm 07/09/2017 , 07:05 (GMT+7)

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, và lạ hơn động vật lại có những phản ứng hiếm thấy khi xuất hiện hiện tượng này, trang tin Grunge.com vừa cập nhật.

1. Chim hót nhiều hơn hoặc im bặt

09-41-33_1

Điều này phụ thuộc vào thời gian trong ngày, có loài hót nhiều khi có ánh nắng mặt trời nhưng khi mặt trời tắt lại im. Vì vậy, khi mặt trời trở thành mặt trăng trong lúc nhật thực, thì có loài chim trở nên im lặng, nhất là nhóm hoạt động vào ban ngày, còn những con chim biết bay về đêm lại bắt đầu rúc rích và sôi động. Mọi người có thể kiểm chứng hiện tượng này trong sự kiện nhật thực tiếp theo vào năm 2024.
 

2. Nhện tự phá tổ mình

09-41-33_2

Theo nghiên cứu của Đại học Cincinnati, Mỹ, mạng nhện không chỉ là ngôi nhà mà còn là một kiệt tác nghệ thuật, tuy nhiên, vào thời gian diễn ra nhật thực ngày 11/7/1991, một số loài nhện đã tự phá hoàn toàn tổ của chúng, khi nhật thực qua đi chúng bắt đầu làm lại. Bí ẩn này thực sự làm cho nhiều nhà sinh học quan tâm nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
 

3. Tinh tinh đứng thẳng và nhìn chằm chằm vào nhật thực

09-41-33_3

Khi nhật thực đến, khoa học khuyến cáo mọi người không nên chằm chằm vào hiện tượng nói trên nếu không mang kính phòng hộ nhưng loài tinh tinh lại khác. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu linh trưởng Yerkes ở Georgia, Mỹ thì dịp nhật thực ngày 30 tháng 5 năm 1984, một nhóm tinh tinh đã đứng thẳng như người và ngửa mặt lên nhìm chằm chằm vào nhật thực. Khi nhật thực biến mất, mặt trời xuất hiện những con tinh tinh này lại trở về trạng thái nguyên thủy của chúng. Đến nay, chưa hề có báo cáo nào ghi nhận loài linh trưởng này bị mù lòa vì nhật thực, thậm chí chúng còn thấy thích thú hơn.
 

4. Loài ong lười biếng hoặc chăm chỉ hơn

09-41-33_4

Tùy thuộc vào từng loài, khi nhật thực đến loài ong có những phản ứng khác nhau. Theo nghiên cứu thực hiện tại Ấn Độ năm 1956, loài ong đá sống ở các vườn chuối trước khi nhật thực xảy ra, mỗi phút có 20 con rời và quay trở lại tổ và lúc cao điểm của nhật thực, con số này lên tới 172 nhưng giảm đi một nửa ngay khi nhật thực kết thúc và 30 phút sau giảm tiếp còn 28, rồi 24. Về cơ bản, khi bóng tối đến chúng trở nên ít vận động nhưng khi ánh sáng trở lại, chúng lại bận rộn như bình thường.
 

5. Loài sóc bỗng dưng như những chiếc máy chạy

09-41-33_5

Ngay cả ở những chú sóc lười nhất nhưng nhật thực diễn ra chúng lại hoạt động hết công suất. Đó là kết luận rút ra từ một nghiên cứu đăng trên tạp chí Ethology Ecology & Evolution. Kết luận được dựa vào nghiên cứu ở loài gậm nhấm khi nhật thực diễn ra ngày 11/9/1969. Cụ thể, khi nhật thực, sóc chạy nhiều hơn và tham gia nhiều hoạt động hơn mức bình thường. Đây là hành vi lạ, bí ẩn và đầy phức tạp mà khoa học đến nay vẫn chưa hiểu hết.
 

6. Gà đi ngủ sớm

09-41-33_6

Trong lần diễn ra nhật thực tháng 3/2015, một nông dân ở Quần đảo Faroe (ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland) đã phát hiện thấy gà có những phản ứng rất lạ chúng đi ngủ, giống như khi màn đêm buông, chính vì vậy người ta mới nói dễ ngủ như gà. Đơn giản, màn đêm xuống là thời gian ngủ của gà và khi nhật thực qua đi chúng lại dậy giống như một ngày mini vừa diễn ra.

(Theo Grunge.com- 9/2017)

Xem thêm
‘Đời du mục' theo vịt chạy đồng

ĐBSCL Hễ nghe nơi nào vừa thu hoạch xong lúa trên đồng, còn trơ gốc rạ và đất đủ mềm là họ liên hệ xin 'mua đồng' để thả vịt.

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Đi tìm cây chuối phấn vàng trên đất Tổ

Theo chân anh Đinh Mạnh Cường, tổ viên tổ khuyến nông xã Tân Lập, (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) tôi ngược dốc lên núi Chẹn thăm vùng chuối phấn vàng mới được khôi phục.

Krông Nô triển vọng thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao

ĐẮK NÔNG Với đà phát triển như hiện nay, Krông Nô có triển vọng trở thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Đắk Nông trong tương lai không xa.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Xuất khẩu cá tra tăng vọt trước sức ép thuế quan

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Gắn chặt quản lý rừng bền vững với giao khoán đất lâm nghiệp

Giao khoán đất lâm nghiệp từng được kỳ vọng mở ra cơ chế sử dụng đất hiệu quả, gắn người dân với rừng, nhưng sau 30 năm, tỷ lệ khoán dừng ở mức 27%.