| Hotline: 0983.970.780

Nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng ở huyện miền núi Bình Liêu

Thứ Tư 05/10/2022 , 14:45 (GMT+7)

QUẢNG NINH Do địa thế, địa hình là huyện miền núi nên mỗi khi có mưa lớn kéo dài, các công trình thủy lợi tại một số xã trên địa bàn huyện Bình Liêu bị hư hỏng.

Bình Liêu (Quảng Ninh) là huyện miền núi có địa hình đồi núi dốc, nhiều sông suối nhỏ, ngắn và nhiều thác ghềnh. Diện tích đất sản xuất phân tán theo từng vùng địa hình và tập quán của từng đồng bào dân tộc sinh sống. Do đó mạng lưới hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện chằng chịt, phức tạp.

Bên cạnh đó, các tuyến mương có năng lực tưới tiêu không cao, thường có chiều dài lớn, nhiều tuyến mương phải men theo bờ sông suối, đi qua những nơi có nguy cơ bị xói mòn, sạt lở cao. Hiện tổng mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Bình Liêu là rất lớn, đặc biệt là chi phí cấp cho công tác sửa chữa, cải tạo sau mưa bão, thiên tai. Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc đầu tư thực hiện sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi còn gặp nhiều khó khăn.

z3764684535880_14f9a5da0efbbddf88416e5af9fe1b8c

Nhiều công trình thủy lợi ở huyện Bình Liêu bị hư hỏng sau mưa lớn. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đến hết tháng 6/2022, toàn huyện có 168 công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng kiên cố; trong đó có 2 hồ chứa, 98 đập dâng; tổng chiều dài các tuyến mương đã được kiên cố khoảng 240,9km (đạt 76%), trong đó có 3 tuyến mương có từ 2 địa phương cùng quản lý, sử dụng. Các công trình thủy lợi sau khi đưa vào sử dụng nhìn chung đã cơ bản đáp ứng được nguồn nước phục vụ sản xuất (chủ động trên 90%).

Tuy nhiên, do Bình Liêu là huyện miền núi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng trên dòng suối, nhiều tuyến mương đi qua những khu vực địa hình dốc, có nguy cơ sạt lở cao nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dẫn đến một số tuyến mương, đường ống, đập dâng mới đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã bị hư hỏng.

Đơn cử như tuyến đường ống của công trình Khủi Ngọp - Nà Càn (xã Lục Hồn) bị cuốn trôi nhiều đoạn sau 1 năm đưa vào sử dụng; mương Nà Luông (xã Húc Động) bị vỡ hoàn toàn 5m đầu tuyến; mương Ngàn Chuồng - Bản Chuồng bị xói 22 đáy mương đoạn đầu tuyến vào năm 2022… 

Từ năm 2020 đến nay, UBND huyện có ban hành một số văn bản chỉ đạo các địa phương quan tâm tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và sử dụng công trình thủy lợi; tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn để vận động người dân tham gia sử dụng và bảo vệ công trình, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn cho công trình.

z3764684553942_0604d5655f38e4ccd239d3fe6e4714ca

Tuổi thọ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Bình Liêu phụ thuộc rất lớn vào ảnh hưởng của mưa lũ. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện trên địa huyện chưa xảy ra vụ việc vi phạm gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, chất lượng nguồn nước cũng như chưa xảy ra tình trạng đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi. 

Hàng năm, trước và sau mỗi đợt mưa bão và các vụ mùa sản xuất, UBND huyện Bình Liêu thường xuyên yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi trên địa bàn để có kế hoạch duy tu, sửa chữa các hạng mục công trình bị hư hỏng bằng ngân sách địa phương và huy động người dân đóng góp ngày công, tham gia khắc phục để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, đồng thời báo cáo đề xuất UBND huyện tổ chức khắc phục nếu vượt quá khả năng cấp xã.

Nhìn chung, các địa phương đều đã tổ chức triển khai và báo cáo kịp thời về UBND huyện. Nhưng do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên hàng năm UBND huyện mới chỉ bố trí được một phần kinh phí tổ chức khắc phục một số công trình hư hỏng lớn, cấp bách.

Về cơ bản, các địa phương ở huyện Bình Liêu đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi để đáp ứng nguồn nước phục vụ sản xuất; tổ chức duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi trên địa bàn, vận động người dân tham gia làm công tác thủy lợi, đặc biệt là khắc phục công trình bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Căn cứ mức độ ảnh hưởng do thiên tai gây ra sau mỗi đợt mưa bão, UBND huyện Bình Liêu báo cáo và đề xuất tỉnh hỗ trợ kinh phí khắc phục những công trình thủy lợi bị thiệt hại để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là các công trình bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất