| Hotline: 0983.970.780

Ngưng hoạt động cơ sở nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi

Thứ Năm 11/07/2024 , 11:20 (GMT+7)

KHÁNH HÒA Các cơ sở chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ ký cam kết ngừng hoạt động hoặc di dời trước ngày 1/1/2025.

Tỉnh Khánh Hòa sẽ cho ngưng hoạt động các cơ sở chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: KS.

Tỉnh Khánh Hòa sẽ cho ngưng hoạt động các cơ sở chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: KS.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 17 ngày 18/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn và khu dân cư không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, thông kế, lập danh sách các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi. Từ đó, tổng hợp báo cáo về Sở NN-PTNT để theo dõi nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn.

Đồng thời, tổ chức cho các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi ký cam kết ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp trước ngày 1/1/2025.

Đối với các nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị quyết số 17 có hiệu lực (1/1/2021), thì được tiếp hoạt động nhưng phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 điều 3, Nghị quyết 17 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thời gian hoàn thành việc rà soát thông kế, lập danh sách các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi trước ngày 31/7 tới.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn yêu cầu các địa phương thông báo đến công ty có đầu tư chăn nuôi trên địa bàn ngừng cung cấp vật nuôi đến các cơ sở nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi từ tháng 7/2024 đối với vật nuôi mục đích sinh sản và trâu bò thịt, lợn thịt và từ tháng 9/2024 đối với bò vỗ béo, gà thịt, vịt thịt.

Thông báo về khu vực được phép chăn nuôi trên địa bàn đến các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi để biết và thực hiện công tác di dời cơ sở chăn nuôi đến địa điểm phù hợp.

Cũng như quản lý, giám sát chặt chẽ các nhà yến trong khu vực không được phép chăn nuôi theo đúng quy định tại Nghị quyết 17; kịp thời xử lý nghiêm các nhà yến có hành vi vi phạm theo đúng quy định tại Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018 và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.

Được biết, toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có khoảng 60.000 con trâu bò, hơn 300.000 con lợn và 3,3 triệu con gia cầm, với hơn 50.000 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và 812 nhà yến.

Xem thêm
[Bài 1] Heo khỏe, trại sạch nhờ công nghệ số

BÌNH DƯƠNG Khi dịch bệnh ngày càng khó lường, công nghệ số trở thành giải pháp then chốt giúp người chăn nuôi chủ động phòng dịch, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững hơn.

Mùa sen trên quê Bác

NGHỆ AN Sen không chỉ tạo nên sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần đem lại cảnh quan môi trường.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Bảo tồn, mở rộng sản xuất giống lúa nếp than

QUẢNG BÌNH Quảng Bình phục tráng được giống lúa nếp than và cung ứng giống cho nông dân để mở rộng sản xuất.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất