| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn nạn kích giun đất ở vùng cao Si Ma Cai

Thứ Tư 30/08/2023 , 14:39 (GMT+7)

LÀO CAI Việc sử dụng thiết bị kích điện bắt giun đất đem bán với số lượng lớn có chiều hướng gia tăng. Nhất là mùa mưa, việc kích điện bắt giun càng dễ dàng hơn.

Việc thu gom giun đất số lượng lớn khiến nhiều người đổ xô đi kích giun đất. Ảnh: H.Đ.

Việc thu gom giun đất số lượng lớn khiến nhiều người đổ xô đi kích giun đất. Ảnh: H.Đ.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai (Lào Cai) cho biết thời gian qua, trên địa bàn huyện xuất hiện tình trạng một số người dân sử dụng kích điện bắt giun đất tại khu vực đất công ở ven đường, ven nương, ven sông suối, trên đất ruộng nương...  để bán cho các thương lái. 

Số hộ đứng ra thu mua, chế biến giun đất sấy khô bán cho thương lái đều không có giấy phép kinh doanh hoặc hoạt động không đúng giấy phép được cấp (nuôi trồng và sơ chế giun đất từ sản phẩm nuôi trồng); cơ sở chế biến không đảm bảo điều kiện, trực tiếp xả thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, khiến các hộ dân xung quanh và cộng đồng dân cư hết sức bức xúc.

Không chỉ vậy, một số cơ sở kinh doanh mua bán máy kích giun tự chế, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy hiểm cho người sử dụng... 

Trong khi đó, việc khai thác giun đất cũng như các sinh vật khác trong đất bằng bất kỳ hình thức nào sẽ ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phá vỡ hệ sinh thái, mất đa dạng sinh học và hủy hoại môi trường đất. Đây đều là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. 

Giun đất được mang đi sấy khô để bán cho thương lái. Ảnh: H.Đ.

Giun đất được mang đi sấy khô để bán cho thương lái. Ảnh: H.Đ.

Vì vậy, UBND huyện Si Ma Cai đã có nhiều văn bản tuyên truyền, chỉ đạo ngăn chặn, song tình trạng sử dụng kích điện bắt giun đất, thu mua, chế biến, sấy khô giun đất để bán cho thương lái ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Để tăng cường công tác quản lý tình trạng trên, UBND huyện đã đề nghị UBND các xã, thị trấn, Phòng NN-PTNT phối hợp Phòng TN-MT và các đơn vị liên quan tuyên truyền về tác hại của việc khai thác giun đất cũng như các sinh vật khác trong đất; thông tin đến người dân về vai trò, lợi ích của giun đất đối với môi trường đất và cây trồng.

Đặc biệt, huyện đã thành lập tổ công tác gồm Công an huyện, Đội Quản lý thị trường số 3, Phòng NN-PTNT và Phòng TN-MT... cùng một số đơn vị liên quan kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp đánh bắt giun đất bằng kích điện, hóa chất và các trường hợp thu mua, sơ chế giun đất theo quy định của pháp luật.

Công an huyện Si Ma Cai (Lào Cai) thu giữ các máy kích giun không rõ nguồn gốc, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ảnh: H.Đ.

Công an huyện Si Ma Cai (Lào Cai) thu giữ các máy kích giun không rõ nguồn gốc, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ảnh: H.Đ.

Theo Công an huyện Si Ma Cai, trên địa bàn huyện có khoảng 7 cơ sở thu mua, sơ chế giun đất. Công an huyện đã lập biên bản 2 cơ sở xả thải nước tẩy rửa sau khi sơ chế giun đất ra môi trường và thu mẫu nước để phân tích các chỉ số ảnh hưởng đến môi trường, hiện đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý.

Công an huyện Si Ma Cai cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao nhận thức về vấn đề này, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, không nên vì cái lợi trước mắt mà gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái cũng như sự an toàn của bản thân.

Ngoài ra, các xã, thị trấn cần tăng cường kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chủ động nắm bắt tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng dùng kích điện để bắt giun.

Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân không tham gia đánh bắt giun, huỷ hoại môi trường, hủy hoại nền nông nghiệp nước ta, nhất là vào mùa mưa - thời điểm dễ dàng đánh bắt được với số lượng lớn.

Đến nay, việc kích điện và thu mua giun đất chưa rõ các thương lái thu mua với mục đích gì, tuy nhiên nông dân sẽ phải nhận "trái đắng" vì đất đai cằn cỗi, hoa màu chậm phát triển…

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.