| Hotline: 0983.970.780

Lúa LH12 trên đồng đất Tây Nguyên

Thứ Tư 19/04/2017 , 15:25 (GMT+7)

Hai năm trở lại đây, bà con nông dân xã Ia AKe (Phú Thiện, Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi giống lúa LH12 trồng thử nghiệm tại địa phương đã đem lại hiệu quả tích cực.

Những ưu thế vượt trội của giống lúa nói trên so với các giống canh tác trước đây đã và đang tạo bước tiền đề để nông dân mở rộng diện tích, hướng tới việc sử dụng giống lúa LH12 làm thương hiệu gạo riêng của huyện.

13-30-41_1-
Mô hình thí điểm lúa LH12 tại huyện Phú Thiện được sự quan tâm rất lớn của nông dân

Tại Gia Lai, huyện Phú Thiện được xem là vựa lúa của của tỉnh với diện tích trên 6.000ha, sản lượng thu được hàng năm không chỉ cung ứng gạo cho toàn tỉnh mà còn xuất ra các địa phương khác trong cả nước. Trong số các mô hình cánh đồng mẫu lớn với các giống lúa trồng thử nghiệm ở Phú Thiện thì mô hình trồng giống LH12 đang được rất nhiều sự quan tâm của bà con nông dân.

Đây là mô hình nằm trong đề án NN08 và nhóm tác giả (TS Nguyễn Thiên Lương, Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường (Bộ NN-PTNT) và TS Hoàng Thị Lan Hương, Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp VN) tuyển chọn được giống LH12 phục vụ cho sản xuất các tỉnh phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Giống lúa đã được Hội đồng Khoa học của Bộ NN-PTNT đề xuất Bộ trưởng công nhận chính thức giống lúa LH12 để mở rộng sản xuất.

Tại Phú Thiện, mô hình sản xuất giống lúa LH12 được trồng thử nghiệm tại HTX Chư AThai (xã Ia AKe) trên diện tích 35ha. Theo nhận xét của bà con nơi đây thì LH12 có rất nhiều ưu điểm so với các giống khác tại địa phương như thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển tốt dưới điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, kháng được nhiều loại sâu bệnh, cho năng suất cao. Bên cạnh đó, chất lượng gạo cũng là một điểm đáng chú ý của LH12 với gạo ngon, thơm, dẻo, tỷ lệ gạo xát và gạo nguyên cao.

Chị Trần Thị Phúc (46 tuổi) trú thôn Tân Điệp 1, Ia AKe chia sẻ: “Kỹ thuật chăm bón lúa LH12 tương tự như các giống lúa khác nhưng năng suất thì cao hơn nhiều. Nhà tôi trồng 1 sào LH12 và thu hoạch được hơn 1 tấn. Tôi thấy hiệu quả cao nên cũng muốn chia sẻ để chị em nông dân sử dụng giống này vào canh tác trên đồng ruộng của mình”.

Anh Nguyễn Ngọc Nghĩa, Chủ nhiệm HTX Chư AThai cho biết: “Đến nay, HTX chúng tôi đã thực hiện được 7 vụ mùa trên cánh đồng mẫu lớn với các giống lúa khác nhau. Qua so sánh tôi nhận thấy giống lúa LH12 có sức chống chịu với hạn và sâu bệnh rất tốt. Chất lượng gạo bà con nhận định là bảo đảm thơm ngon. Gạo xát bằng máy đơn đạt tỷ lệ 64%. Do đó, HTX kiến nghị các phòng ban của huyện trong thời gian tới đưa giống này vào sản xuất rộng hơn, từng bước xây dựng thành thương hiệu gạo Phú Thiện”.

13-30-41_2
Năng suất của giống LH12 đạt từ 8 - 9 tấn/ha

Trước khi canh tác ở huyện Phú Thiện thì LH12 đã được trồng ở rất nhiều địa phương khác ở các tỉnh trong cả nước với diện tích trên 300ha và được đánh giá cao. Tuy nhiên, không có gì là thực sự hoàn hảo. Mọi thứ đều có những mặt tích cực và hạn chế do đó điều quan trọng là phải có những phương pháp đểu giảm thiểu đến mức tối đa những nhược điểm và phát huy ưu điểm.

Theo TS Phạm Đồng Quảng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường, hạn chế của giống LH12 là thân yếu, do đó bà con nông dân nên hạn chế bón quá nhiều đạm và phải thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn của đơn vị có chuyên môn.

“Đề nghị lãnh đạo huyện chỉ đạo HTX, bà con cùng với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Tây Nguyên tổng hợp lại cụ thể đặc điểm của giống rồi hoàn thiện quy trình kỹ thuật để bà con triển khai trong vụ tiếp theo đạt kết quả tốt. Phía dự án, chúng tôi đang cân nhắc xem xét tiếp tục hỗ trợ bà con 1 phần (khoảng 100ha). Và diện tích này không phải chỉ ở xã Ia AKa mà phải mở rộng sang các xã khác của Phú Thiện và cả tỉnh Gia Lai”, ông Quảng nói.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện cho biết: “Sau 2 vụ trồng khảo nghiệm trên địa bàn huyện, chúng tôi nhận thấy giống lúa LH12 phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, đất đai địa phương. Năng suất đạt trung bình 8 - 9 tấn/ha, cao hơn các giống lúa trước đây. Chất lượng gạo cũng rất tốt.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng giống lúa này trên khắp các xã, dự kiến vụ mùa tiếp theo sẽ toàn huyện sẽ canh tác khoảng 200ha lúa LH12. Chúng tôi cũng đang tính toán phương án sử dụng giống lúa LH12 làm giống chủ lực ở địa phương, từng bước xây dựng thương hiệu gạo Phú Thiện”.

 

Xem thêm
Mỗi ngày thủ phủ trứng Liên Châu mất tiền tỷ vì tin đồn 'trứng giả'

HÀ NỘI 'Với 2 vạn gà đẻ, mỗi ngày tôi lỗ 6-7 triệu đồng, cứ thế này chẳng mấy mà bay sổ đỏ', anh Đào Quang Sang ở xã Liên Châu (Thanh Oai, Hà Nội) than.

FAO hỗ trợ 140.000 USD giảm thiểu rủi ro dịch bệnh lây truyền sang người

HÀ TĨNH FAO vừa hỗ trợ 140.000 USD thực hiện dự án ‘Giảm thiểu rủi ro tác động giữa con người và động vật thông qua sáng kiến kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi lợn”.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Thực hiện cao điểm chống khai thác IUU trên vùng biển Tây Nam bộ

ĐBSCL Chi cục Kiểm ngư Vùng V đã thành lập 3 Đoàn công tác, huy động tối đa lực lượng, phương tiện thực hiện cao điểm chống khai thác IUU trên vùng biển Tây Nam bộ.

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.