| Hotline: 0983.970.780

Lo đầu ra, đừng học nghề trồng nấm

Thứ Ba 21/02/2012 , 09:42 (GMT+7)

Tiềm năng phát triển cây nấm thành hàng hóa là rất lớn, nhưng nguồn nhân lực lại đang thiếu trầm trọng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu thăm trung tâm nấm Văn Giang (Trung tâm CNSHTV)

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu vừa có chuyến thăm, làm việc với Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) để bàn hướng phát triển, nhân rộng nghề trồng nấm khi loại cây trồng này được đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia.

Không đơn giản như trồng rau

Mục tiêu phát triển ngành nấm của nước ta đến năm 2015 đạt 400 nghìn tấn, 2020 là 1 triệu tấn nấm các loại và giải quyết việc làm cho trên 1 triệu lao động. Hiện nay, sản lượng nấm của nước ta mới chỉ đạt khoảng 250 nghìn tấn nấm tươi/năm, thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng và các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Xuân Linh, Giám đốc Trung tâm CNSHTV, tiềm năng phát triển cây nấm thành hàng hóa là rất lớn, nhưng nguồn nhân lực lại đang thiếu trầm trọng. Số lượng cơ sở hiện nay đào tạo bài bản, chuyên sâu về cây nấm chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Do đó, muốn cây nấm thực sự trở thành sản phẩm chủ lực trong tương lai và tiến tới xuất khẩu, ngoài việc phải xây dựng một bộ giống tốt thì công tác đào tạo nguồn nhân lực và dạy nghề trồng nấm cho bà con nông dân có vai trò quyết định.

Một cán bộ kỹ thuật Trung tâm CNSHTV tâm sự, bình quân mỗi ngày đơn vị nhận được không dưới 200 cuộc điện thoại của bà con nông dân gọi đến hỏi mua giống nấm. Nhưng khi trung tâm hỏi đã biết cách trồng nấm chưa thì đa phần bà con bảo chưa biết vì nghĩ trồng nấm cũng đơn giản như trồng lúa, trồng rau.

Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến nhiều người dân ngay từ lần đầu tiên bắt tay vào trồng nấm đã sợ. Phải khẳng định, trồng nấm là nghề đòi hòi trình độ kỹ thuật, công nghệ, tay nghề cao. Do đó, bà con xác định theo nghề trồng nấm cũng như muốn ăn nên làm ra từ nghề này bắt buộc phải trải qua các khóa đạo tạo ngắn, dài hạn tùy vào loại nấm chọn trồng.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu trăn trở, hiện nay sản lượng nấm rơm, nấm mộc nhĩ của nước ta tập trung chủ yếu tại khu vực ĐBSCL và Đông Nam bộ. Trong khi đó, ĐBSH là đầu não về tiến bộ kỹ thuật, nhưng ứng dụng vào thực tế lại rất hạn chế, thua xa khu vực miền Nam. Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị, ban ngành, các địa phương cần ra soát xem vướng mắc ở đâu để cùng tháo gỡ. Bởi thiếu công nghệ, kỹ thuật thì không chỉ với cây nấm mà tất cả các cây trồng khác hiệu quả thu được sẽ không cao.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh vai trò đầu tàu của Trung tâm CNSHTV trong việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nghề trồng nấm cho người dân, đặc biệt là trong chương trình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ. Thứ trưởng hy vọng, trung tâm sẽ cố gắng để trở thành địa chỉ dạy nghề trồng nấm tin cậy của bà con nông dân mang tầm cỡ quốc gia.

Học 1 tuần cũng biết trồng nấm

Không chỉ là nơi cung cấp, chuyển giao công nghệ trồng nấm và các giống nấm cho cả nước, từ hai năm nay, Trung tâm CNSHTV đã mở các khóa đạo tạo nghề trồng nấm cho nông dân. Bình quân, mỗi một tháng trung tâm mở từ 2- 4 lớp do chính đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tay nghề cao của đơn vị trực tiếp giảng dạy. Hiện, trung tâm tổ chức các khóa học kéo dài từ 1 tuần đến 2 tháng, tùy thuộc vào việc học trồng các loại nấm khác nhau.

GĐ Trung tâm CNSHTV Đinh Xuân Linh cam kết, nếu hoàn thành khóa đào tạo 2 tháng, chuyên môn, tay nghề người học sẽ khá vững, tự tổ chức SX được tất cả các loại nấm và có thể trở thành chuyên gia tại các địa phương. Đối với những khóa học thời gian kéo dài trong 1 tháng, người học có thể tự trồng được các loại nấm thông dụng như nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, nấm hương, nấm mộc nhĩ, linh chi... Riêng các khóa đào tạo ngắn hạn hơn từ 7- 10 ngày, bà con nông dân cũng học được kỹ thuật trồng những loại nấm thông dụng như nấm rơm, nấm mỡ, nấm mộc nhĩ...

Có mặt tại một lớp học trồng nấm kéo dài trong 10 ngày tại Trung tâm CNSHTV, chúng tôi nhận thấy cách truyền đạt kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm cho bà con rất đơn giản, cụ thể và thiết thực qua mô hình thực tế. Trong số 35 học viên khóa đầu tiên của năm 2012, có người xác định học về để tự SX nấm ăn phục vụ gia đình, song cũng có những học viên quyết tâm làm giàu từ nghề này.

Hầu hết, những người học nghề trồng nấm đều lo lắng nhất là đầu ra cho sản phẩm. Với việc ký cam kết bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ chỗ trọ cho học viên trong quá trình học tập, Trung tâm CNSHTV đã đánh trúng tâm lý của người dân nên chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị này đã đào tạo thành công cho hàng nghìn học viên nghề trồng nấm. (Bà con nông dân muốn đăng ký học nghề trồng nấm miễn phí tại Trung tâm CNSHTV xin liên hệ qua số ĐT: 0438. 364.296).

Anh Lương Quyết Thắng, cán bộ giảng dạy nghề trồng nấm chia sẻ, tham gia lớp học tại trung tâm, người học không chỉ nắm được cách chuẩn bị nguyên liệu, làm mô, cấy nấm, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản ra sao, mà còn được tư vấn thị trường tiêu thụ và cách ăn nấm thế nào cho ngon nhất. Đặc biệt, khi đã tham gia khóa học, người trồng nấm được trung tâm cam kết bao tiêu đầu ra. Cam kết là vậy, nhưng anh Thắng cho biết, chưa khi nào trung tâm phải mua nấm giúp bà con vì SX ra tới đâu đều bán hết đến đó. Chứ cứ lo đầu ra thì đừng học nghề trồng nấm.

Đang thực hành cách tạo mô để trồng nấm rơm, anh Tăng Văn Khanh ở thôn 1, xã Kim Tân, huyện IaPa, tỉnh Gia Lai tâm sự: Qua Báo NNVN anh biết nơi đào tạo nghề trồng nấm ngoài Hà Nội nên khăn gói lặn lội bắt xe ra đây học nghề. “Học xong khóa đào tạo này về nhà trước tiên tôi sẽ tự làm nấm để cung cấp thức ăn cho gia đình. Sau khi tay nghề đã cao tôi dự định sẽ SX lớn để cung cấp nấm trong địa bàn huyện IaPa và tỉnh Gia Lai vì hiện nay nghề trồng nấm ở quê tôi  còn khá mới mẻ”, anh Khanh lạc quan nói.

Đứng chăm chú xem các học viên khác thực hành, chị Lương Thị Điều ở Cẩm Giàng, Hải Dương cho biết: Ban đầu có ý định học nghề nấm, chồng chị phản đối kịch liệt vì sợ làm ra không bán được. Nhưng sau khi biết trung tâm cam kết bao tiêu sản phẩm, chị mạnh dạn đăng ký theo học khóa đào tạo trong vòng 10 ngày. Qua 3 ngày đi học, chị Điều chia sẻ học được rất nhiều kinh nghiệm trồng nấm, nghề mà trước đây chị chưa bao giờ biết tới. “Tôi đang cố gắng tiếp thu kiến thức thật tốt để mấy hôm nữa về nhà làm ngay một mẻ nấm rơm cho ông chồng nhà tôi sáng mắt ra mới được", chị Điều khoe.

Xem thêm
Nuôi 7.000 gà lấy trứng, nông dân lỗ gần 2 triệu đồng mỗi ngày

Giá trứng hiện quanh mốc 1.300 - 1.400 đồng/quả và theo dự đoán, sau dịp lễ 30/4 và 1/5, có thể tụt xuống 1.000 - 1.100 đồng/quả.

Nắng nóng gay gắt khiến cua nuôi chết rải rác

CÀ MAU Điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt khiến tôm nuôi, cua nuôi bị chết rải rác, người nuôi lo lắng.

Bình Liêu 'khát nước' giữa mùa gieo cấy

Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đang trải qua đợt khô hạn nghiêm trọng. Những mảnh ruộng khô nứt, những dòng suối cạn trơ đáy khiến người dân lo lắng.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Để những cánh rừng thông không còn ‘rỉ máu’

YÊN BÁI Những cánh rừng thông xanh ngút ngàn, bảo vệ đồng bào Mông trước bão gió, lũ quét và cung cấp nguồn nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt hơn để không còn bị ‘rỉ máu’.