| Hotline: 0983.970.780

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

Chủ Nhật 27/07/2025 , 11:16 (GMT+7)

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Tại TP.HCM, với lượng du khách đông và hoạt động chế biến hải sản sôi động, mỗi đêm, các nhà hàng, khách sạn và cơ sở chế biến thải ra hàng tấn vỏ sò, ốc. Nếu không được xử lý đúng cách, loại rác thải này gây mùi hôi và khó phân hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Công ty TNHH Hải Lan (phường Bà Rịa, TP.HCM) được thành lập năm 2019 với ngành nghề chính là đá nghệ thuật, đá trang trí, sau đó có thêm những vỏ sò, vỏ ốc phế thải từ nhà hàng, quán ăn. Những vỏ sò ốc thô sơ, qua bàn tay khéo léo của chị Nguyễn Thị Hồng Lan, Giám đốc Công ty, đã được khoác lên chiếc áo mới nhiều màu sắc, xinh xắn hoặc biến thành những bức tranh, khung cảnh thơ mộng, những vật lưu niệm có ý nghĩa, sang trọng…

Chị Nguyễn Thị Hồng Lan bên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được sáng tạo từ vỏ sò, ốc biển bỏ đi. Ảnh: Lê Bình.

Chị Nguyễn Thị Hồng Lan bên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được sáng tạo từ vỏ sò, ốc biển bỏ đi. Ảnh: Lê Bình.

Các sản phẩm này không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, thúc đẩy mô hình kinh tế xanh và tuần hoàn.

Chị Lan cho biết: “Việc biến rác thải vỏ sò, ốc thành sản phẩm quà tặng là giải pháp sáng tạo giúp giảm ô nhiễm và tạo giá trị kinh tế, công ăn việc làm cho người lao động. Đây là xu hướng phát triển bền vững mà thế giới đang hướng tới”.

Ngoài ra, chị cũng chia sẻ việc chọn vỏ sò, ốc để tô điểm thành những tác phẩm nghệ thuật vì mỗi chiếc vỏ đều mang một câu chuyện riêng - là ký ức của đại dương và hơi thở của biển cả - vẻ đẹp nguyên bản của thiên nhiên. “Vỏ ốc không chỉ là chất liệu mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, sự gắn kết thiên nhiên và nghệ thuật, giúp tôi kể lại những câu chuyện văn hóa Việt Nam đưa ra thế giới theo cách độc đáo, gần gũi hơn với môi trường”, chị Lan tâm sự.

Công ty Hải Lan đã ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB (đại lý ủy quyền của Alibaba tại Việt Nam) để đưa các sản phẩm từ vỏ sò, ốc lên sàn thương mại điện tử Alibaba, mở rộng thị trường tiêu thụ và giúp quảng bá đến khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới.

Hiện tại, công ty đã phát triển hơn 100 mẫu mã với khoảng 3.000 sản phẩm, giá bán từ 40 ngàn đồng đến 20 triệu đồng tùy loại.

Từ những vỏ ốc biển tưởng chừng bỏ đi, chúng được 'khoác thêm áo mới' trở thành sản phẩm trang trí có giá trị lên tới hàng chục triệu đồng. Ảnh: Lê Bình.

Từ những vỏ ốc biển tưởng chừng bỏ đi, chúng được "khoác thêm áo mới" trở thành sản phẩm trang trí có giá trị lên tới hàng chục triệu đồng. Ảnh: Lê Bình.

Tình yêu xứ biển với các vỏ sò, ốc gắn với thông điệp bảo vệ môi trường cũng được “truyền lửa” đến các bạn học sinh, sinh viên. Bạn Nguyễn Lê Minh Châu (học sinh trường THPT Vũng Tàu) từng gửi đến cuộc thi Đổi mới sáng tạo ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu mô hình “Workshop làm thủ công tái chế từ vỏ sò kết hợp coffee shop phong cách biển”.

Đây là một mô hình mở quán cà phê với vật liệu trang trí chủ đạo là các vỏ sò ốc. Quán không chỉ phục vụ nước uống mà khách hàng còn có thể tham quan, chụp hình, check-in với nhiều không gian được trang trí xinh xắn, đẹp mắt theo từng chủ đề khác nhau. Khách đến đây có thể tự tay làm ra những món đồ, vật dụng từ sò, ốc cho riêng mình dưới sự hướng dẫn của chủ tiệm theo mô hình workshop.

“Workshop kết hợp quán cà phê không chỉ là nơi để tất cả những người có đam mê, sở thích sáng tạo làm thủ công mà còn là nơi thư giãn sau những ngày làm việc, học tập mệt nhọc, xả stress… cùng nhau ngắm hoàng hôn và gió biển”, Minh Châu chia sẻ.

Ngoài ra, hoạt động chính của dự án là tận dụng tối đa các nguồn vỏ sò, vỏ ốc mà nhiều người không cần đến và nâng cao giá trị của sản phẩm hải sản của địa phương lên bằng cách tái chế thành các sản phẩm thủ công lưu niệm thu hút khách du lịch. Qua đó, góp phần truyền tải đến mọi người thông điệp bảo vệ môi trường.

Nhiều doanh nghiệp như Tôn Văn Group chuyên sản xuất các sản phẩm làm từ vỏ sò, ốc, ngọc trai như: nút áo, bút máy, muỗng, đồ trang sức,… đi khắp năm châu, mang về doanh thu hàng triệu USD mỗi năm.

Các sản phẩm trong dự án Workshop làm thủ công tái chế từ vỏ sò kết hợp coffee shop phong cách của học sinh Nguyễn Lê Minh Châu, Trường THPT Vũng Tàu. Ảnh: Lê Bình.

Các sản phẩm trong dự án Workshop làm thủ công tái chế từ vỏ sò kết hợp coffee shop phong cách của học sinh Nguyễn Lê Minh Châu, Trường THPT Vũng Tàu. Ảnh: Lê Bình.

Hay các doanh nghiệp Nhật Minh Décor, Hùng Thy,… cung cấp vỏ sò, vỏ ốc tự nhiên để trang trí các sản phẩm handmade như nến thơm, sáp thơm, quà lưu niệm, khu tranh vỏ sò ốc cho du khách hoặc đạo cụ chụp ảnh cho mỹ phẩm, trang sức. Những sản phẩm này tận dụng vẻ đẹp tự nhiên của vỏ sò, mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh và thông điệp bảo vệ môi trường.

Và còn có rất nhiều nghệ nhân khác của TP.HCM đã đưa ra các giải pháp sáng tạo khi biến các phế liệu hải sản gây ô nhiễm môi trường này thành những sản phẩm nghệ thuật tranh ảnh, sản phẩm trang trí, trang sức tinh xảo, quà lưu niệm có giá trị kinh tế cao. 

Có thể kể đến là họa sĩ La Như Long đã biến vỏ sò, vỏ ốc thành các món trang sức độc đáo như mặt dây chuyền, hoa tai, lắc tay trong bộ sưu tập “Nữ thần biển”. Các sản phẩm này được chế tác tỉ mỉ, mài giũa, khử mùi, và kết hợp với các chất liệu như vàng, bạc để tăng giá trị thẩm mỹ và kinh tế. Bộ sưu tập của anh đã được Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận với số lượng lớn nhất về trang sức thủ công từ vỏ sò, ốc.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất