| Hotline: 0983.970.780

Liên kết nông nghiệp Hà Nội với các tỉnh: Kỳ vọng

Thứ Tư 03/12/2014 , 10:28 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp Hà Nội đã kết nối để tiêu thụ nông sản của một số địa phương trong khu vực qua các sàn giao dịch nông sản và hỗ trợ cho một số doanh nghiệp đầu tư tham gia liên kết chuỗi SX đến tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.

Ngành nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; công tác quản lý‎ chuyên môn, từ đó tham mưu cho cấp trên...

Theo đó đã thông tin, trao đổi tiến bộ KHKT thường xuyên, thông qua các hội thảo, tham quan để từ đó các địa phương nghiên cứu, tổ chức SX có hiệu quả; thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong vùng. Đã phối hợp tốt trong việc tổ chức và tham gia các hội chợ do các địa phương tổ chức. Đồng thời tổ chức thành công nhiều đoàn hợp tác với các tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Các tỉnh, thành cần xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm của mình về Hà Nội và ngược lại. Thường xuyên trao đổi thông tin về cơ chế chính sách, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm an toàn của từng địa phương với Hà Nội để tuyên truyền quảng bá kêu gọi nhà đầu tư và định hướng cho người tiêu dùng. Thường xuyên trao đổi tiến bộ kỹ thuật, công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn nhằm thúc đẩy nông nghiệp của các địa phương phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Hà Nội đã kết nối để tiêu thụ nông sản của một số địa phương trong khu vực qua các sàn giao dịch nông sản và hỗ trợ cho một số doanh nghiệp đầu tư tham gia liên kết chuỗi SX đến tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.

Tuy nhiên, tồn tại cũng không ít. Các bộ phận, đơn vị trực thuộc Sở còn phối hợp chưa được chặt chẽ với nhau. Hằng năm chưa xây dựng được kế hoạch chương trình hợp tác cụ thể đối với từng lĩnh vực, từng bộ phận của các Sở với nhau. Các tỉnh, thành phố cơ bản chưa có đơn vị, bộ phận chuyên nghiệp làm công tác xúc tiến thương mai nông nghiệp nên khó khăn cho công tác phối hợp.

Chính vì thế mà kế hoạch trong những năm tiếp theo phải hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước trong nông nghiệp. Xây dựng các đề án, chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển SX nông nghiệp. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác quản lý dịch bệnh trong trồng trọt, bảo vệ thực vật; chăn nuôi, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ.

Tăng cường công tác phối hợp quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản theo chuỗi SX. Trong đó các tỉnh tham gia quản lý khâu SX, sơ chế, chế biến ban đầu, còn Hà Nội quản lý khâu phân phối tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác đào tạo chuyên môn kiểm nghiệm nhanh sản phẩm an toàn thực phẩm giữa các địa phương.

Phối hợp định kỳ lấy mẫu phân tích chất lượng nông sản của các tỉnh đưa về Hà Nội và Hà Nội đi các tỉnh trước khi hàng hóa lưu thông trên thị trường tại Trung tâm Phân tích & chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp (Sở NN-PTNT Hà Nội).

Điều tra các sản dòng sản phẩm của các tỉnh, thành về Hà Nội và ngược lại thông qua các chợ đầu mối và các doanh nghiệp kinh doanh. Từ đó có cơ sở xây dựng chương trình hợp tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm, xác định được xuất xứ nguồn gốc và xây dựng thương hiệu sản phẩm, thúc đẩy liên kết…

Tăng cường tính dự báo, liên kết thị trường, tạo sản phẩm chủ lực của mỗi tỉnh, thành trong khu vực bằng việc trao đổi thông tin thị trường nông sản hằng tháng giữa các địa phương. Từ đó kết nối xây dựng chuỗi từ SX đến chế biến, phân phối, tiêu thụ đối với nông sản thực phẩm của vùng cung cấp cho thị trường các tỉnh, thành.

Để chương trình hợp tác tốt hơn nữa, đề nghị Trung ương xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ vùng để tạo ra sự liên kết giữa các địa phương với nhau nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có hàm lượng tri thức cao, đặc sản vùng miền đủ sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và hội nhập quốc tế.

Có cơ chế chính sách đủ mạnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SX nông nghiệp để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư liên kết từ SX đến tiêu thụ sản phẩm.

Các địa phương trong cả nước cần phải có đơn vị hoặc bộ phận chuyên nghiệp làm nhiệm vụ xúc tiến thương mại nông nghiệp. Hà Nội chỉ chủ động được một phần sản phẩm nên cần có chính sách hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố để tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng đưa vào Hà Nội phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Hà Nội sẽ bố trí các địa điểm để các tỉnh, thành trong cả nước giới thiệu quảng bá các sản phẩm đặc sản vùng miền. Đây cũng là sàn giao dịch để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận, nhận diện và mua sắm phục vụ nhu cầu tiêu dung.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Sơn La bội thu nhãn chín sớm

Nông dân huyện Sông Mã đã giảm áp lực tiệu thụ, tăng lợi nhuận 1,5 - 2 lần nhờ được chuyển giao kỹ thuật xử lý rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nhàn nhã nhờ thiết bị bay không người lái

HÀ TĨNH Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.