| Hotline: 0983.970.780

Kỹ sư xây dựng làm chủ mô hình nấm đông trùng hạ thảo

Chủ Nhật 27/12/2020 , 10:07 (GMT+7)

Từ một kỹ sư xây dựng, thanh niên Nguyễn Việt Tú đã tự mình mày mò, đầu tư hệ thống khép kín, hoàn toàn tự động nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo.

Trung bình 1 tháng anh Tú xuất bán 20kg khô nấm đông trùng hạ thảo cho doanh thu trên 600 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Dân.

Trung bình 1 tháng anh Tú xuất bán 20kg khô nấm đông trùng hạ thảo cho doanh thu trên 600 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Dân.

Đam mê với nấm

Vốn xuất thân từ nhà nông, gắn bó với đồng ruộng từ nhỏ nên mặc dù đã học xong Cao đẳng xây dựng và có một công việc ổn định với vị trí quản lý của một doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu rau củ quả,  anh Nguyễn Việt Tú ở xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên từ bỏ công việc hiện tại tạo dựng sự nghiệp ngay trên chính quê mình bằng nghề trồng nấm.

Nghĩ là làm, năm 2010 anh Tú bắt tay vào xây dựng mô hình trồng các loại nấm sò, nấm rơm, nấm linh chi... Khởi nghiệp từ 300m2 diện tích tích ban đầu, sau 10 năm phát triển đến nay, quy mô lên tới hơn 1 ha, mỗi năm trang trại nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu của anh Tú sản xuất và cung ứng ra thị trường được trên 30 tấn nấm tươi các loại, bao gồm hơn 20 tấn nấm sò, gần 10 tấn mộc nhĩ và 1,2 tấn nấm linh chi.

Ngoài bán nấm tươi cho người tiêu dùng, anh còn chế biến thành các sản phẩm nấm khô, trà nấm theo yêu cầu khách hàng. Mỗi năm cho doanh thu 2,5 tỷ đồng lợi nhuận thu về 400 triệu.

Sẵn thế mạnh từ niềm đam mê với nấm, anh Tú tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu về nấm đông trùng hạ thảo – loại nấm dược liệu vốn được coi là quý hiếm nhưng khó tính nhất trong các loại nấm.

Anh Tú cho biết: “Khi biết đây là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người, được thị trường ưa chuộng những năm trở lại đây, tôi đã nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo khoảng 2 năm nay”.

Với vốn kiến thức được trang bị từ sách báo, cùng với sự mày mò học hỏi thực tế từ các mô hình anh Tú làm chủ quy trình công nghệ từ sản xuất giống, nuôi trồng đến chế biến sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo để cung ứng ra thị trường nguồn dược liệu quý.

Hiện tại anh Tú đã làm chủ quy trình công nghệ sản xuất giống, với quy mô 20.000 phôi cho 1 lượt sản xuất. Ảnh: Hoàng Dân.

Hiện tại anh Tú đã làm chủ quy trình công nghệ sản xuất giống, với quy mô 20.000 phôi cho 1 lượt sản xuất. Ảnh: Hoàng Dân.

Khó làm nhưng giá trị cao

Tham quan phòng nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo là một không gian sạch sẽ, nhân viên làm việc nghiêm túc và các khâu sản xuất được sắp xếp thứ tự, khoa học. Đến đây, được nhìn tận mắt, sờ tận tay và nghe tận tai mới thấy được giá trị của sản phẩm khoa học lấy cảm hứng từ thiên nhiên này.

Theo anh Tú, quy trình nuôi trồng cũng như sản xuất nấm đông trùng hạ thảo rất phức tạp. Đặc biệt là cần phải chú ý điều chỉnh các yếu tố ngoại cảnh (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ…) giống với điều kiện tự nhiên. Kỹ thuật này cần phải chính xác và thật tỉ mỉ.

Anh Tú chia sẻ: “Giống nấm đông trùng hạ thảo này được cấy trên 2 giá thể đó là trên nền hỗn hợp bao gồm gạo lứt nước dừa, giá đỗ, khoai tây nhộng tằm say và trên nền giá thể nhộng tằm sống. Với giá thể nhộng tằm sống việc cấy phải được thực hiện thủ công từng con một, với phương pháp này tỷ lệ thành công chỉ đạt từ 30 – 50%”.

Toàn bộ quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo phải trải qua các khâu như làm môi trường hấp khử trùng, để nguội, cấy giống cấp 1, cấy giống cấp 2 sau đó đến khâu ươm sợi kích thích tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hái. Việc nhân giống, cũng như các khâu nuôi trồng đông trùng hạ thảo phải được tuân thủ các quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt có như vậy sản phẩm làm ra mới đạt chất lượng.

Nấm đông trùng hạ thảo đạt yêu cầu khi có màu vàng sẫm và có chiều dài từ 6 - 10 cm. Ảnh: Hoàng Dân.

Nấm đông trùng hạ thảo đạt yêu cầu khi có màu vàng sẫm và có chiều dài từ 6 - 10 cm. Ảnh: Hoàng Dân.

Để đông trùng hạ thảo phát triển tốt, trước hết phải có nguồn giống tốt, không bị thoái hóa. Nấm phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 18 – 20 độ C, ẩm độ trên 70%.
Để đảm bảo các điều kiện trên anh Tú đã đầu tư 1,3 tỷ đồng xây dựng phòng nuôi, được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, hệ thống phun sương, máy sấy, máy hấp tiệt trùng. Tất cả mọi quy trình hoàn toàn tự động chỉ với một bảng điều khiển.

Một chu kỳ nuôi trồng nấm thường kéo dài 75 ngày từ khi cấy giống. Nấm đạt yêu cầu là khi thu hoạch nấm nên đều đẹp có màu vàng sẫm, kích thước trung bình đạt từ 6 – 10cm.

Nấm sau khi thu hoạch được sẽ được làm thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau như nấm để tươi, sấy khô, hay chiết xuất dạng viên đóng hộp.

Là loại dược liệu quý hiếm, đông trùng hạ thảo có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chính vì vậy sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo từ trang trại nấm của anh Tú luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Hiện tại anh Tú đã làm chủ quy trình công nghệ sản xuất giống, với quy mô 20.000 phôi cho 1 lượt sản xuất. Trung bình 1 tháng anh Tú thu hoạch được 20kg nấm khô bán với giá 35 triệu đồng/kg khô cho anh doanh thu hơn 600 triệu đồng.
Cơ sở sản xuất của anh cũng đã được nâng cấp thành HTX nấm sạch Việt Tú, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.