Thứ Bảy, 24/5/2025 20:22 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Khởi động dự án khôi phục cảnh quan rừng tràm Trà Sư

Thứ Hai 07/10/2024 , 05:23 (GMT+7)

An Giang Dự án sẽ hỗ trợ Ban quản lý rừng Trà Sư trồng mới 60ha rừng và nuôi dưỡng 100ha rừng suy thoái, khôi phục các sinh cảnh và các loài vật bản địa.

Rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, được công nhận là Khu bảo vệ cảnh quan từ năm 2005. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, được công nhận là Khu bảo vệ cảnh quan từ năm 2005. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sở NN-PTNT An Giang phối hợp với WWF triển khai dự án này nhằm khôi phục các vùng đất ngập nước và các quá trình tự nhiên của ĐBSCL, thông qua các biện pháp phục hồi rừng tràm đặc dụng và phòng hộ tại Khu bảo vệ cảnh quan rừng Tràm Trà Sư ở thị xã Tịnh Biên.

Dự án sẽ tập trung vào nghiên cứu và thực hiện các giải pháp sinh kế dựa vào thiên nhiên (NbS), có khả năng mở rộng và đầu tư quy mô lớn trên toàn vùng thượng lưu ĐBSCL, qua đó góp phần đạt mục tiêu chung về bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái nước ngọt Việt Nam, đồng thời đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương.

Rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, được công nhận là Khu bảo vệ cảnh quan từ năm 2005. Với 845ha diện tích vùng lõi được bảo tồn và hơn 1.100ha vùng đệm, khu vực này hàng năm trực tiếp nhận nước lũ từ sông Mekong vào mùa mưa, giúp duy trì chế độ ngập - khô theo mùa của một vùng đất ngập nước tự nhiên. Các sinh cảnh chính của rừng tràm Trà Sư là rừng tràm, đầm lầy và đồng cỏ. Hệ thực vật ở rừng tràm Trà Sư đa dạng với 140 loài, nổi bật nhất là cây tràm và thảm bèo giăng kín mặt nước.

Hệ động vật ở đây cũng khá phong phú, với ít nhất 70 loài chim được ghi nhận, trong đó có 2 loài được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam là giang sen (một loài chim thuộc họ hạc) và điên điển (chim cổ rắn), 11 loài động vật có vú bao gồm dơi quý hiếm, và ít nhất 25 loài bò sát và ếch nhái. Ngoài ra, rừng còn là nơi trú ngụ quanh năm của 10 loài cá bản địa và 13 loài cá di cư vào mùa lũ, trong đó có 2 loài cá đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá còm và cá trê trắng.

Theo ông Nguyễn Đức Duy, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang, dự án Mekong NbS được triển khai từ năm 2023-2025 nhằm bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh đất ngập nước và các chu trình tự nhiên của đồng bằng như dòng chảy tự do, tích tụ và bồi lắng phù sa ở vùng đệm.

Thông qua thực hiện các hoạt động triển khai ở trong và xung quanh rừng tràm Trà Sư. Cụ thể, dự án sẽ hỗ trợ Ban quản lý rừng Trà Sư trồng mới 60ha rừng và nuôi dưỡng 100ha rừng suy thoái, khôi phục các sinh cảnh và các loài vật bản địa thông qua các chiến lược quản lý, điều tiết thủy văn phù hợp, hiệu quả cho từng tiểu khu, bảo vệ và giám sát đa dạng sinh học trong vùng lõi. Bên ngoài vùng đệm, các mô hình sinh kế dựa vào lũ sẽ được triển khai để đem lại lợi ích kinh tế, môi trường và sự ủng hộ của người dân địa phương.

Xem thêm
Mỗi ngày thủ phủ trứng Liên Châu mất tiền tỷ vì tin đồn 'trứng giả'

HÀ NỘI 'Với 2 vạn gà đẻ, mỗi ngày tôi lỗ 6-7 triệu đồng, cứ thế này chẳng mấy mà bay sổ đỏ', anh Đào Quang Sang ở xã Liên Châu (Thanh Oai, Hà Nội) than.

FAO hỗ trợ 140.000 USD giảm thiểu rủi ro dịch bệnh lây truyền sang người

HÀ TĨNH FAO vừa hỗ trợ 140.000 USD thực hiện dự án ‘Giảm thiểu rủi ro tác động giữa con người và động vật thông qua sáng kiến kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi lợn”.

Kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên

BẮC GIANG Sáng 23/5, UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) tổ chức hội nghị kết nối, thoả thuận hợp tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm năm 2025.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Thực hiện cao điểm chống khai thác IUU trên vùng biển Tây Nam bộ

ĐBSCL Chi cục Kiểm ngư Vùng V đã thành lập 3 Đoàn công tác, huy động tối đa lực lượng, phương tiện thực hiện cao điểm chống khai thác IUU trên vùng biển Tây Nam bộ.