| Hotline: 0983.970.780

Thanh niên Bình Phước đam mê sáng tạo

Khơi dậy giá trị đặc biệt của cà phê trên đất biên giới

Thứ Năm 08/08/2024 , 10:25 (GMT+7)

BÌNH PHƯỚC Bù Đốp là vùng không chuyên canh cây cà phê nhưng còn lưu giữ giống cà phê Robusta thuần chủng. Bằng sự nhạy bén, anh Trần Xuân Ngọc đã xây dựng hệ sinh thái riêng.

Phát huy giống cà phê quý

Theo người dân địa phương, từ năm 1902, khi người Pháp xây dựng đồn điền cao su tại Bình Phước đã đưa cây cà phê Robusta đến mảnh đất này. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều giống cà phê được nhân giống, lai tạo mới. Tuy nhiên, một bộ phận người dân ở huyện biên giới Bù Đốp của tỉnh Bình Phước vẫn còn rất mặn mà với cà phê Robusta sẻ thuần chủng.

Cà phê Robusta sẻ trên đất biên giới Bù Đốp. Ảnh: Trần Trung.

Cà phê Robusta sẻ trên đất biên giới Bù Đốp. Ảnh: Trần Trung.

Cà phê Robusta sẻ thuần chủng có nhiều phẩm chất ưu việt như sức sống mãnh liệt, năng suất cao. Đặc biệt, tuy hạt cà phê Robusta sẻ nhỏ nhưng chắc và nặng, có hương thơm đậm đà, quyến rũ mà ít giống cà phê nào có được. Nhận thấy ưu điểm nổi trội đó, anh Trần Xuân Ngọc đã tập hợp những người còn lưu giữ giống cà phê này để thành HTX Cà phê nguyên chất Bù Đốp (xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp) nhằm nâng cao giá trị cho cây cà phê trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Ngọc (phải) hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc cà phê hữu cơ cho thành viên HTX. Ảnh: Trần Trung.

Anh Ngọc (phải) hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc cà phê hữu cơ cho thành viên HTX. Ảnh: Trần Trung.

Bài liên quan

Anh Ngọc cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu, sàng lọc kiến thức về nông nghiệp hữu cơ. Qua tìm hiểu, anh phát hiện người trồng cà phê địa phương đang đi ngược với tự nhiên khi sử dụng thuốc, phân bón hóa học quá nhiều khiến đất chua, bạc màu, chi phí đầu tư tăng nhưng chất lượng sản phẩm lại ngày càng giảm.

Vì vậy, để giúp cây cà phê từng bước thích nghi với môi trường sản xuất hữu cơ, anh Ngọc đã hướng dẫn bà còn từng bước giảm dần lượng phân, thuốc hóa học. Bên cạnh đó, hướng dẫn bà con tự ủ phân hữu cơ từ vỏ cà phê và phân chuồng sẵn có tại địa phương kết hợp với men vi sinh và chế phẩm sinh học.

Ông Nguyễn Văn Tân (ấp Tân Nghĩa, xã Tân Tiến) phấn khởi bên vườn cà phê của mình. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Văn Tân (ấp Tân Nghĩa, xã Tân Tiến) phấn khởi bên vườn cà phê của mình. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Văn Tân ở ấp Tân Nghĩa (xã Tân Tiến) - một trong những thành viên đầu tiên tham gia HTX cho biết, dưới sự hướng dẫn của HTX, sau 2 năm dày công cải tạo, đất dần được hồi phục, tơi xốp trở lại, hệ vi sinh vật phát triển đa dạng, chi phí sản xuất ngày càng giảm, năng suất cà phê cũng dần được cải thiện, đạt hơn 4 tấn hạt/năm, đem lại thu nhập cho gia đình trên 120 triệu đồng/vụ sau khi trừ chi phí. “Tôi tin rằng HTX đã đi đúng hướng”, ông Tân nói.

Trợ lực vươn khơi

Sau khi có nguồn nguyên liệu chuẩn, anh Ngọc đã mạnh dạn đầu tư máy móc để chế biến sản phẩm cà phê nhằm nâng cao chuỗi giá trị. Cùng với đó, anh tích cực tham gia các triển lãm, hội chợ và sự kiện về nông sản hữu cơ, giới thiệu sản phẩm trên các kênh trực tuyến, phân phối qua các đại lý, công ty rang xay cà phê...

Sau khi có nguồn nguyên liệu chuẩn, anh Ngọc bắt tay chế biến sâu sản phẩm. Ảnh: Trần Trung.

Sau khi có nguồn nguyên liệu chuẩn, anh Ngọc bắt tay chế biến sâu sản phẩm. Ảnh: Trần Trung.

Mới đây, anh còn đem cà phê cùng quy trình sản xuất của mình tham gia cuộc thi đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Phước lần thứ II. Tuy chỉ đạt giải khuyến khích nhưng với sự đóng góp của mình cho cây cà phê cũng như người dân địa phương, HTX vinh dự là HTX đầu tiên của tỉnh Bình Phước được nhận hỗ trợ từ Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) với vốn vay ưu đãi 1 tỷ đồng để hoàn thiện chuỗi giá trị cà phê tuần hoàn khép kín, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Người tiêu dùng đánh giá cao sản phẩm của HTX Cà phê nguyên chất Bù Đốp. Ảnh: Trần Trung.

Người tiêu dùng đánh giá cao sản phẩm của HTX Cà phê nguyên chất Bù Đốp. Ảnh: Trần Trung.

Ông Đoàn Mạnh Quang, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bù Đốp cho biết, sản phẩm của HTX Cà phê nguyên chất Bù Đốp là một trong 9 sản phẩm OCOP 3 sao của huyện năm 2023. Ngành nông nghiệp huyện đang được hướng dẫn để sản phẩm cà phê nguyên chất của HTX được công nhận OCOP 4 sao và là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

“Với lộ trình rõ ràng, cùng sự quan tâm, ủng hộ của địa phương, người tiêu dùng, hi vọng HTX Cà phê nguyên chất Bù Đốp sẽ sớm định danh được thương hiệu, đưa sản phẩm vươn ra các thị trường lớn”, ông Đoàn Mạnh Quang đánh giá.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất