| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn trong quản lý an toàn công trình thủy lợi

Thứ Hai 10/10/2022 , 19:05 (GMT+7)

Ở Tuyên Quang nhiều công trình thủy lợi được xây dựng đã lâu, hệ thống dữ liệu, hồ sơ bị thất lạc khiến công tác thống kê, quản lý chưa đầy đủ, gặp khó khăn.

DSC_8506

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang mới có 93 công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi có dữ liệu về thông số thiết kế. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang mới có 93 công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi có dữ liệu về thông số thiết kế, trong đó có 35 công trình đã được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi. Các công trình còn lại không có hồ sơ thiết kế, hồ sơ bị thất lạc... nên việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn, chưa đầy đủ theo quy định.

Ông Bùi Chí Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tuyên quang cho biết, để công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo đúng quy định của pháp luật, ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang đã và đang báo cáo, kiến nghị đề xuất với UBND tỉnh, Bộ NN-PTNT lập quy trình bảo trì công trình thủy lợi đang khai thác, lập và lưu trữ hồ sơ công trình, xây dựng phương án bảo vệ hồ chứa nước thủy lợi, lập bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập đối với các công trình thủy lợi đang khai thác nhưng không có hồ sơ thiết kế lưu trữ.

Thực hiện tốt vấn đề này sẽ kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình, góp phần phát huy hiệu quả các công trình trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và đời sống dân sinh trên địa bàn tỉnh.

Với 418 công trình, trong đó có 204 công trình hồ chứa và hơn 100 đập dâng, huyện Sơn Dương là địa phương có nhiều hồ đập thủy lợi lớn nhất tỉnh Tuyên Quang. Sơn Dương cũng là địa phương có nhiều công trình thủy lợi được xây dựng lâu năm do đó một số hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng cần được cải tạo, nâng cấp và sửa chữa. Những năm gần đây, từ việc lồng ghép các nguồn vốn một số chương trình, dự án, một số hồ đập đã được nâng cấp, sửa chữa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hồ chứa, đập thủy lợi qua nhiều năm khai thác, sử dụng đã xuống cấp, chưa được nạo vét lòng hồ, nhiều hạng mục công trình bị xuống cấp ảnh hưởng đến sản xuất và an toàn công trình.

Hồ Bồ Hòn, thuộc xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương được đầu tư sửa chữa đi vào hoạt động từ năm 2020 với tổng số vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng, phục vụ tưới tiêu cho hơn 30 ha lúa của xã. Tuy nhiên, nhiều bên bờ đập, tình trạng lấn chiếm hành lang đập hay xả rác thải vẫn xảy ra gây khó khăn cho đơn vị quản lý vận hành, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai.

DSC_8489

Bên cạnh việc cần thiết nâng cấp sửa chữa, thì việc quản lý vận hành tốt từ 

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý các công trình thủy xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương cho biết, Ban Quản lý thường xuyên kiểm tra, phối hợp với các đoàn thể thôn tuyên truyền, vận động các hộ dân sống gần hành lang đập không lấn chiếm hành lang an toàn đập, không xả rác ra hồ gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây mất an toàn đập. Trong đó, năm 2021 xã đã nhắc nhở 1 hộ gia đình thao dỡ lán xây dựng trái phép trong lòng hồ.

Một khó khăn nữa trong công tác quản lý vận hành các công trình thủy lợi tại tỉnh Tuyên Quang là trong số 2.888 công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh có 3 công trình đã được cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập và khu vực lòng hồ. Số còn lại chưa cắm được mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ theo quy định do không bố trí được nguồn kinh phí để thực hiện.

Đa số các công trình được xây dựng từ rất lâu (trên 20 năm) qua nhiều lần sửa chữa, nâng cấp. Do vậy phần lớn các công trình không có hồ sơ thiết kế, hồ sơ thu hồi đất nên không có cơ sở để xác định ranh giới đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ công trình. Để cắm được mốc chỉ giới phải có kinh phí tổ chức rà soát, đo đạc xác định diện tích thuộc phạm vi bảo vệ và lập hồ sơ phương án cắm mốc trình cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt. Do chưa bố trí được nguồn kinh phí cắm mốc chỉ giới, dẫn đến tình trạng một số công trình bị lấn chiếm phạm vi hành lang bảo vệ thực hiện một số hoạt động như xây dựng lều lán, san lấp đất trong phạm vi bảo vệ công trình…

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Không khởi tố vụ án đối với tố giác CP. Việt Nam bán heo bệnh

Sóc Trăng Công an tỉnh Sóc Trăng (cũ) đã có thông báo kết quả giải quyết tố giác về tội phạm liên quan đến việc CP. Việt Nam bị tố bán heo bệnh ra thị trường.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít

Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất