| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Gần 400 tỷ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thiệt hại do thiên tai

Thứ Sáu 11/04/2025 , 12:17 (GMT+7)

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình Thường trực HĐND chấp thuận xây dựng nghị quyết về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại.

Theo tờ trình, đối tượng được hưởng hỗ trợ gồm: Cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.

Để được hỗ trợ, các cơ sở sản xuất bị thiệt hại phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau: Sản xuất không trái với quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương; có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có); thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch hại thực vật theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương nhưng vẫn xảy ra thiệt hại.

Sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3/2024. Ảnh: Minh Phương.

Sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3/2024. Ảnh: Minh Phương.

Mức hỗ trợ được phân loại theo từng nhóm thiệt hại cụ thể, bao gồm: Hỗ trợ đối với cây trồng, lâm nghiệp, thủy sản (bao gồm nuôi trồng, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản) và vật nuôi bị chết, mất tích do thiên tai; đồng thời bổ sung chính sách đối với các loại hình chưa được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 09/2025/NĐ-CP ngày 10/01/2025 của Chính phủ. Trong trường hợp việc hỗ trợ được thực hiện bằng giống cây, con hoặc hiện vật khác, mức hỗ trợ sẽ được quy đổi tương đương bằng tiền căn cứ theo giá trị thực tế tại thời điểm hỗ trợ.

Trên cơ sở tính toán kinh phí hỗ trợ theo mức hỗ trợ, dự kiến kinh phí một lần thực hiện hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật khoảng 392 tỷ đồng.

Chính sách này, khi được ban hành, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng phục hồi của ngành nông nghiệp Hà Nội, giảm thiểu tổn thất kinh tế, và tạo nền tảng vững chắc cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, thích ứng tốt hơn với các yếu tố rủi ro từ thiên nhiên và dịch bệnh trong tương lai.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.