| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai phát triển ngành chăn nuôi hiện đại

Thứ Năm 08/08/2024 , 17:20 (GMT+7)

Là tỉnh có ngành chăn nuôi lớn nhất cả nước, Đồng Nai đang đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững, hiện đại, đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đồng Nai sẽ nâng cao năng lực chế biến sâu cho ngành chăn nuôi. Ảnh: Lê Bình.

Đồng Nai sẽ nâng cao năng lực chế biến sâu cho ngành chăn nuôi. Ảnh: Lê Bình.

Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết, trong xu thế phát triển chung của cả nước, Đồng Nai đã định hướng phát triển ngành chăn nuôi đến 2030 là một ngành hiện đại, bao gồm về quy mô, cơ sở hạ tầng, quy trình chăn nuôi ở các trang trại.

Bên cạnh đó, chăn nuôi nông hộ cũng sẽ được đầu tư nhằm đảm bảo không ô nhiễm môi trường và tạo ra những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm.

Để hiện đại hóa ngành chăn nuôi, trong thời gian tới, chăn nuôi Đồng Nai sẽ được nâng cao về năng lực kiểm soát dịch bệnh. Cụ thể, Đồng Nai đã đặt ra mục tiêu là xây dựng được 10 vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Việt Nam, trong đó có 3 vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới để hướng tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Ở khâu giết mổ, Đồng Nai sẽ thu hẹp dần các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tập trung đầu tư, hình thành các cơ sở giết mổ quy mô lớn để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và vệ sinh thú y cho các sản phẩm thịt khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, Đồng Nai sẽ nâng cao năng lực chế biến, đặc biệt là chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi.

Đồng Nai cũng sẽ tập trung nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát về vật tư phục vụ chăn nuôi. Cụ thể là nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát thuốc thú y, nguyên liệu, phụ gia dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, qua đó, tạo ra nguồn vật tư đầu vào có chất lượng tốt và đảm bảo an toàn cho chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, trong xu hướng phát triển ngành chăn nuôi hiện đại, bền vững, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, trang trại ở Đồng Nai đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa chuồng trại, thiết bị chăn nuôi.

Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng, công nghệ chăn nuôi ở các doanh nghiệp, trang trại lớn hiện đã rất khác so với mười hay hai mươi năm trở về trước. Nhiều doanh nghiệp, trang trại đã tiếp cận được những công nghệ mới của các nước chăn nuôi tiên tiến.

Đồng Nai sẽ tập trung đầu tư các cơ sở giết mổ quy mô lớn. Ảnh: Lê Bình.

Đồng Nai sẽ tập trung đầu tư các cơ sở giết mổ quy mô lớn. Ảnh: Lê Bình.

Việc hiện đại hóa chuồng trại, thiết bị chăn nuôi giúp cho các cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về môi trường. Đồng thời, việc đổi mới công nghệ giúp cho các doanh nghiệp, trang trại sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Ông Công cũng cho rằng, bên cạnh việc phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, hiện đại, xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, Đồng Nai cần quan tâm xây dựng hệ thống giết mổ và phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm thịt. Bởi chưa tính gia cầm, mỗi ngày, ngành chăn nuôi Đồng Nai đang cung ứng cho thị trường TP HCM, thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận khoảng 8.000 con heo.

Lượng heo hơi đưa ra thị trường lớn như vậy thì rất cần có một những cơ sở giết mổ quy mô lớn ngay trên địa bàn Đồng Nai để có thể tổ chức giết mổ, phân phối một cách bài bản, chuyên nghiệp, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm.

Trên tinh thần đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất thành lập một chợ đầu mối chuyên về các sản phẩm thịt ở chợ Tân Biên (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Chợ đầu mối này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thịt của Đồng Nai trước khi đưa tới các kênh phân phối, tiêu thụ.

Xem thêm
Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất