Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 9/5/2025 21:8 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Để nghề nuôi yến bền vững: [Bài 2] Cần đẩy nhanh hướng dẫn cấp mã số

Chủ Nhật 24/09/2023 , 06:59 (GMT+7)

Ninh Thuận là tỉnh phát triển mạnh nghề nuôi chim yến, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng giăng bẫy săn bắt chim yến và ngành chức năng đã ngăn chặn kịp thời.

Những năm qua, số lượng nhà nuôi chim yến tại Ninh Thuận không ngừng tăng lên. Ảnh: M.P.

Những năm qua, số lượng nhà nuôi chim yến tại Ninh Thuận không ngừng tăng lên. Ảnh: M.P.

Nhà yến tăng lên từng năm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, trên địa bàn tỉnh này hiện có 594 nhà nuôi chim yến. Trong đó, nhà yến được xây dựng từ năm 2019 trở về trước là 552 nhà, năm 2020 tăng thêm 21 nhà, năm 2021 tăng thêm 8 nhà.

Chưa dừng lại, Ninh Thuận năm 2022 tiếp tục tăng thêm 5 nhà và trong 6 tháng đầu năm 2023 có thêm 8 nhà nuôi chim yến được xây mới. Số lượng nhà nuôi chim yến kết hợp với nhà ở khoảng 122 nhà, nhà nuôi yến chuyên biệt khoảng 472 nhà.

Bài liên quan

Đa phần sàn nhà nuôi chim yến ở Ninh Thuận có diện tích từ 30m2 - 1.200m2, trung bình 250m2/nhà. Số lượng nhà nuôi chim yến tập trung trong khu vực dân cư có 224 nhà, còn lại có 370 nhà xây dựng trên đất nông nghiệp. Kiến trúc nhà nuôi yến được xây dựng từ 1 tầng trệt đến 6 tầng.

Nhà nuôi chim yến ở Ninh Thuận tập trung nhiều nhất ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với 244 nhà, với khoảng 378.250 con chim yến, trên 215.600 tổ. Huyện Ninh Hải có 43 nhà, ước khoảng 5.350 chim yến với trên 3.000 tổ. Huyện Ninh Sơn có 53 nhà, ước tính có khoảng 11.750 chim yến với gần 6.700 tổ. Huyện Ninh Phước có 215 nhà, ước tính trên 224.500 con chim yến với gần 128.000 tổ...

Ông Phan Đình Thịnh, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận cho biết, là địa phương có nghề nuôi chim yến phát triển mạnh, quần đàn ước tính hơn 623.000 con. Sản lượng tổ yến hàng năm ước tính đạt 2.960kg/năm, khai thác khoảng 355.200 tổ, bình quân cứ 120 tổ khai thác được 1kg yến.

Phần lớn sản lượng thu hoạch tổ yến đều từ các nhà yến được xây dựng từ năm 2019 trở về trước, các nhà yến xây dựng từ năm 2020 đến nay có nhà đã thu được sản lượng tổ yến, nhưng rất ít, còn lại hầu hết chưa khai thác.

Hiện, trong các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh tổ yến ở Ninh Thuận có 35 cơ sở đã đăng ký các thủ tục pháp lý liên quan đến việc kinh doanh sản phẩm tổ yến. Trong đó, có 15 công ty và 20 hộ kinh doanh, số còn lại hầu hết là nuôi yến, thu hoạch và kinh doanh mang tính tự phát.

Một số cơ sở tự thu hoạch, mua tổ yến thô về xử lý tổ yến, sau đó phân phối, bán lại cho các cửa hàng, người có nhu cầu hoặc các đầu mối thu mua trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, hoạt động đăng ký chuyên biệt về kinh doanh, tiêu thụ tổ yến ở Ninh Thuận chưa phát triển mạnh. Hiện nay, Ninh Thuận đang rà soát, đánh giá lại để có giải pháp quản lý hiệu quả trong thời gian tới.

Nhà nuôi chim yến phát triển khắp các đại phương trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: M.P.

Nhà nuôi chim yến phát triển khắp các đại phương trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: M.P.

Ngăn chặn săn bắt chim yến

Theo phản ánh của Hiệp hội Yến sào Việt Nam, từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn một số tỉnh Nam Trung bộ, trong đó có tỉnh Ninh Thuận, rộ lên tình hình giăng bẫy săn bắt chim yến. Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT Ninh Thuận chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh này khẩn trương tổ chức kiểm tra.

Kết quả cho thấy, trên địa bàn một số khu vực như thôn Bình Quý, thôn An Long, thôn Phước Thạnh, thôn An Thạnh thuộc xã An Hải, xã Phước Thuận, xã Phước Vinh (huyện Ninh Phước) có xảy ra hiện tượng giăng lưới bẫy bắt chim yến.

Theo ông Phan Đình Thịnh, các đối tượng tận diệt chim yến là người dân địa phương, họ dùng lưới (loại lưới trong suốt, khổ rộng) giăng cao theo hướng bay của chim yến để bẫy bắt chim yến. Các vụ giăng lưới bẫy chim yến nói trên đã được ngành kiểm lâm Ninh Thuận kịp thời phát hiện, ngăn chặn.

Đối tượng săn bắt chim yến được ngành chức năng yêu cầu gỡ bỏ lưới đồng thời tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng phải chấm dứt việc săn bắt, bẫy, giết hại chim yến bằng bất kỳ hình thức nào.

Nhờ phát hiện sớm, ngăn chặn và xử lý kịp thời nên số lượng chim yến bị giăng lưới, bẫy bắt không đáng kể. Ngoài ra, trên địa bàn Ninh Thuận chưa phát hiện tình trạng mua bán, phóng sanh, giết hại chim yến.

Sản lượng yến hàng năm tại Ninh Thuận ước đạt khoảng 3 tấn. Ảnh: M.P.

Sản lượng yến hàng năm tại Ninh Thuận ước đạt khoảng 3 tấn. Ảnh: M.P.

Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT Ninh Thuận tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan cùng các địa phương tăng cường công tác kiểm tra nạn săn bắt chim yến. Những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nuôi chim yến và hành vi bẫy bắt, mua bán, vận chuyển chim yến trên địa bàn tỉnh phải được xử lý nghiêm.

Song song đó, ngành chức năng tỉnh Ninh Thuận tăng cường tuyên truyền về các quy định quản lý hoạt động nuôi chim yến, nhất là hành vi không săn bắt, không dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến, nghiên cứu khoa học.

Ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận kiến nghị: “Để có cơ sở pháp lý thực hiện việc đăng ký xuất khẩu sản phẩm tổ yến sang thị trường Trung Quốc, bảo đảm phù hợp với quy định hiện hành, chúng tôi đề nghị Cục Chăn nuôi cần đẩy nhanh việc hướng dẫn cấp mã số cho các nhà nuôi chim yến tại địa phương phục vụ truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất phục vụ xuất khẩu”.

Xem thêm
Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Hàn Quốc bàn giao dự án cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSH

THÁI BÌNH Sáng 28/4, Dự án 'Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSH' được phía Hàn Quốc bàn giao cho Việt Nam sau 5 năm triển khai thành công tại huyện Đông Hưng, Thái Bình.

Vùng rốn phèn thành 'vương quốc khóm'

TIỀN GIANG Đến Tân Phước hôm nay, ấn tượng nhất là những cánh đồng khóm bạt ngàn, hút tầm mắt, nhiều nhất là các xã Hưng Thạnh, Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Mỹ Phước.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Quảng Bình nhân rộng sản xuất giống sắn HN1 kháng bệnh khảm

Từ các mô hình trồng thử nghiệm thành công, Quảng Bình đang triển khai nhân rộng ra sản xuất giống sắn mới HN1 kháng bệnh khảm lá, năng suất cao.

'Mở đường lớn' cho cá rô phi Việt Nam 'bơi' ra thế giới

Ông Trần Đình Luân nhận định, cá rô phi đang vào giai đoạn thuận lợi, mở ra cơ hội phát triển chuỗi giá trị và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản.

37 khu vực phía Nam nhận cảnh báo đỏ về cháy rừng

Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cảnh báo rừng tại Nam Bộ, Tây Nguyên đang ở cấp V - mức cảnh báo đỏ, yêu cầu siết chặt phòng cháy trong cao điểm nắng nóng.