| Hotline: 0983.970.780

Đàn trâu Hậu Giang giảm do thiếu đất chăn thả

Thứ Sáu 17/11/2023 , 13:33 (GMT+7)

Nghề nuôi trâu có đặc tính chăn thả nhưng do diện tích đất hoang hóa tự nhiên ngày càng thu hẹp khiến đàn trâu tại Hậu Giang suy giảm.

Tổng đàn trâu giảm nhanh

Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản Hậu Giang cho biết, chăn nuôi những tháng qua trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, tổng đàn vật nuôi không có biến động nhiều so với tháng trước.

Riêng đối với chăn nuôi gia súc, hiện giá heo hơi có chiều hướng tăng, giá thức ăn chăn nuôi đã hạ nhiệt, đây là cơ hội để các hộ chăn nuôi tái đàn, mở rộng quy mô sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, riêng đối với chăn nuôi đại gia súc, trong khi đàn bò có xu hướng tăng, ngược lại đàn trâu lại giảm mạnh.

Cụ thể, đàn bò toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 4.017/3.690 con so với kế hoạch cả năm. Đàn trâu giảm còn 1.258/1.430 con so với kế hoạch năm. Không chỉ không đạt số lượng theo kế hoạch mà so với cùng kỳ năm ngoái, đàn trâu của Hậu Giang đã giảm gần 180 con.

Nghề nuôi trâu có đặc tính chăn thả rông, cần có những diện tích đất hoang hóa tự nhiên rộng để trâu tự do đi lại, ăn cỏ. Ảnh: Trung Chánh.

Nghề nuôi trâu có đặc tính chăn thả rông, cần có những diện tích đất hoang hóa tự nhiên rộng để trâu tự do đi lại, ăn cỏ. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Cường, nghề nuôi trâu có đặc tính thích hợp với chăn thả rông nhưng hiện do phát triển sản xuất nông nghiệp, quá trình đô thị hóa nên diện tích đất hoang hóa ngày càng bị thu hẹp, khiến người chăn nuôi trâu gặp khó về bãi chăn thả.

Hơn nữa, thời gian nuôi trâu kéo dài hơn các loài khác, hiệu quả kinh tế không cao. Nhu cầu nuôi trâu để sử dụng sức kéo hiện nay cũng không còn nên nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với việc nuôi trâu tại nhà. Từ đó, dẫn đến tổng đàn trâu của tỉnh Hậu Giang ngày càng sụt giảm.

Nhu cầu trâu để giết mổ luôn cao

Trong khi tổng đàn trâu nuôi ngày càng giảm, nhu cầu trâu để giết mổ luôn cao.

Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản Hậu Giang, trong tháng lực lượng thú y đã kiểm soát giết mổ được 152 con trâu, bò, dê, 17.324 con heo và 78.195 con gia cầm.

So với tháng trước, giảm 327 con heo và 2.515 con gia cầm giảm, tăng  23 con trâu, bò. Cụ thể, số trâu nông dân xuất chuồng để bán phục vụ nhu cầu giết mổ trong tháng là 35 con, tính chung từ đầu năm đến nay trên 350 con. Sản lượng trên thịt hơi khoảng 120 tấn.

Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và đô thị hóa đã làm diện tích đất hoang hóa tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, người chăn nuôi trâu gặp khó về bãi chăn thả khiến đàn trâu giảm mạnh. Ảnh: Trung Chánh.

Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và đô thị hóa đã làm diện tích đất hoang hóa tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, người chăn nuôi trâu gặp khó về bãi chăn thả khiến đàn trâu giảm mạnh. Ảnh: Trung Chánh.

Do nhu cầu trâu để xẻ thịt luôn cao, nên một số hộ dân từng nuôi trâu lấy sức kéo trước đây giờ chuyển sang nuôi trâu vỗ béo.

Anh Nguyễn Thành Đồng, một hộ dân nuôi trâu ở Long Mỹ, Hậu Giang, nay chuyển sang mua trâu vỗ béo bán cho các lò mổ.

Hàng ngày, anh đi tìm mua những con trâu gầy, trâu cái có chửa về vỗ béo và nuôi cho sinh sản. Nếu chăm sóc tốt, từ một con trâu gầy thành con trâu mập mạp sẽ tăng thêm vài chục ký, còn trâu cái sẽ sinh sản thêm nghé.

Theo anh Đồng, mỗi con trâu bán mổ thịt có trọng lượng hơi trung bình từ 300 - 350 kg, tùy trâu đực hay trâu cái. Nếu mua từ hộ dân nuôi trâu về bán cho lò mổ luôn giá chênh lệch từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Còn bỏ công cắt cỏ nuôi vỗ béo phần trọng lượng tăng thêm là lãi ròng. Vì vậy, mỗi tháng chỉ cần mua bán vài con trâu là đã có thu nhập cả chục triệu đồng.

Hiện nay, do giao thông đi lại thuận tiện, việc mua bán trâu được chuyên chở bằng xe tải. Khi xem trâu chốt giá xong, chỉ cần gọi điện thoại cho tài xế chạy xe tới bắt và chở về.  

Để phát triển nghề nuôi trâu và duy trì đàn vật nuôi, tỉnh Hậu Giang từng triển khai Đề tài “Nghiên cứu mô hình chăn nuôi trâu theo phương thức nuôi nhốt hoặc bán chăn thả tại tỉnh Hậu Giang”.

Đề tài nhằm phục hồi và phát triển chăn nuôi trâu trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân và kinh tế xã hội.

Xem thêm
Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất