| Hotline: 0983.970.780

Sôi động nghề nuôi trâu, bò vỗ béo

Thứ Năm 13/04/2023 , 07:16 (GMT+7)

Nghề nuôi trâu, bò vỗ béo đang được nhiều người dân áp dụng. Chỉ cần một thời gian ngắn, sau 3-4 tháng có thể xuất chuồng và thu lãi từ 2-3 triệu đồng/con.

Anh 1

Nghề nuôi vỗ béo gia súc không những giúp họ xóa đói, giảm nghèo mà còn giúp một số hộ nuôi lớn làm giàu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nghề nuôi vỗ béo trâu, bò ở An Giang phát triển rất sôi động, càng ngày có nhiều nông dân chọn công việc này để tăng thu nhập vì tận dụng được thời gian nhàn rỗi. Hiện, các huyện trong tỉnh An Giang đều có hộ nuôi rải rác, nhưng nuôi tập trung nhiều nhất, huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Chợ Mới... Chính từ nghề nuôi vỗ béo gia súc không những giúp họ xóa đói, giảm nghèo mà còn giúp một số hộ nuôi lớn làm giàu.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, phong trào nghề vỗ béo trâu, bò lúc đầu tự phát vài ba hộ ở khu vực Bảy Núi. Nhưng do điều kiện và công việc giúp nông dân kiếm tiền cũng thuận lợi, nên nghề nuôi trâu, bò vỗ béo nhanh chóng lan rộng ra nhiều địa phương lân cận khác.

Hiện tổng đàn gia súc của tỉnh An Giang 103 ngàn con, trong đó trâu, bò chiếm gần 70 ngàn con. Đặc biệt nghề nuôi vỗ béo trâu, bò bán thịt mỗi năm có trên 10 ngàn con, đó là chưa kể một số người có điều kiện, kinh nghiệm đứng ra mở trại cung cấp con giống và làm thêm nghề lái bò.

Hầu hết trâu, bò khi được mua về rất ốm yếu, nhưng sau hai, ba tháng chăm sóc trâu bò mập mạp, bộ lông mượt lên. Được biết, hầu hết số bò nuôi vỗ béo là giống bò da trắng được các lái bò mua lại ở các tỉnh mang về bán lại cho người nuôi. Tùy kích cỡ, lớn nhỏ, đực hay cái mà có giá từ 10-12 triệu đồng/con. Qua quá trình vỗ béo vài ba tháng, người nuôi có thể bán lại, giá từ  14-17 triệu đồng/con. Nếu nuôi vỗ béo khéo từ 1 năm trở lên, giá bán có thể từ 25-32 triệu đồng/con.

Empty

Hầu hết trâu, bò khi được mua về rất ốm yếu, nhưng sau hai, ba tháng chăm sóc trâu bò mập mạp, bộ lông mướt lên có thể xuất chuồng bán. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Trần Đại Nghĩa, ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới một người có kinh nghiệm trên 13 năm với nghề nuôi bò vỗ béo, nay cuộc sống khá hẳn lên nhờ đứng ra mở trại mua bò bán lại cho các mối lái ở các tỉnh ĐBSCL. Anh Nghĩa cho biết, thời gian đầu đem bò về phải thường xuyên tẩy sán cho chúng, tiếp đến là tiêm phòng lở mồm long móng và chích thuốc bổ để chúng phục hồi sức khỏe mà tiếp nhận những chế độ vỗ béo của mình.

Ngoài cỏ tươi và các phụ phẩm nông nghiệp, còn phải cho bò ăn dặm thêm rơm phơi khô được rưới lên ít muối. Ăn xong, cho chúng uống một ít nước muối pha loãng để giúp dễ tiêu hóa nhanh. Trước đây, trại bò của anh tập trung đến 100 con, nay chỉ nuôi vỗ béo khoảng 50 con chờ bán rồi mới lấy đợt khác đem về vỗ béo tiếp. Cái khó hiện nay là do nguồn thức ăn cho bò số lượng quá lớn không đủ cung cấp phải đặt mua hoặc có kế hoạch nuôi trồng cỏ, dự trữ rơm khô thì mới đáp ứng được. 

Empty

Qua quá trình vỗ béo trâu, bò vài ba tháng, người nuôi có thể bán lại, giá từ  14-17 triệu đồng/con. Nếu nuôi vỗ béo khéo từ 1 năm trở lên, giá bán có thể từ 25-32 triệu đồng/con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Chau Kim, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn còn mua trâu về nuôi vỗ béo bán thịt. Nuôi trâu, ông vừa tận dụng sức kéo cày trong mùa vụ, khi nào ra vụ có thể xuất trâu bán cho lái. Những năm gần đây nghề nuôi trâu tiêu thụ rất mạnh để bán thịt phục vụ thị trường, nên số lượng không đủ cung cấp cho thương lái.

Đầu năm 2023 ông thu mua 12 con trâu ốm (gầy) của người dân trong và ngoài tỉnh về để nuôi vỗ béo. Nuôi loại trâu này phải cực công chăn giữ, đưa chúng đi ăn ngoài đồng, nhưng chỉ cần trâu đủ thịt là có thể xuất chuồng bán.

Theo ông Chau Kim, bây giờ nuôi trâu, bò vỗ béo rất khỏe và nhanh có tiền, chứ không có mua trâu, bò con đem về nuôi nữa, như vậy rút ngắn được thời gian. Tính sơ bộ từ đầu năm đến nay, ông Chau Kim đã cho xuất chuồng được ba lứa, cứ mỗi lứa lời trên dưới vài chục triệu đồng. Còn lứa cuối năm nay, hứa hẹn cũng sẽ cho xuất bán đúng vào dịp Tết.

                                             

Xem thêm
Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất