| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ chế biến mới, 'đòn bẩy' cho ngành điều

Thứ Ba 09/11/2021 , 09:30 (GMT+7)

Thay vì công nghệ cũ sử dụng nhiều lao động, công suất chế biến thấp, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều đã mạnh dạn đầu tư, thay thế bằng công nghệ mới.

Trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường, việc "làm mới" mình bằng việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, ngành hàng “nhạy cảm” với thị trường như hạt điều thì khoa học - công nghệ không chỉ đơn thuần là giải pháp kỹ thuật mà còn là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển. Vì vậy, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất chế biến điều đã diễn ra từ lâu.

Cơ sở chế biến điều Hoàng Long ở huyện Bù Đốp (Bình Phước) của gia đình bà Nguyễn Thị Hương hiện có 3 nhà máy hoạt động. Công suất trung bình mỗi tháng đạt 1.500 tấn điều nguyên liệu. Trước đây, vì sản xuất theo lối thủ công truyền thống, cơ sở phải sử dụng lượng lớn nhân công để hoạt động.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp điều tại Bình Phước đã chú trọng đầu tư vào dây chuyền, công nghệ sản xuất điều. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp điều tại Bình Phước đã chú trọng đầu tư vào dây chuyền, công nghệ sản xuất điều. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thế nhưng, dưới sự hỗ trợ vốn của nhà nước cùng tiềm lực của gia đình, cơ sở bà Hương đã đầu tư hệ thống máy móc hiện đại. Mỗi công đoạn trong dây chuyền sản xuất từ vận chuyển điều nguyên liệu vào kho, hấp nhiệt, bóc tách, làm ẩm, phân loại đến đóng gói thành phẩm chỉ cần vài công nhân đảm nhiệm, sản phẩm làm ra đồng bộ, được đối tác tin cậy.

“Trước đây khi sản xuất thủ công, sản lượng rất ít, để bóc tách được 1 tấn nguyên liệu, cần phải mất mấy ngày, đó là chưa tính các khâu khác. Chính vì vậy, vài năm gần đây gia đình đã đầu tư gần chục tỷ đồng để tự động hóa quy trình chế biến ở cả 3 nhà máy. Chúng tôi hiện đã chủ động được sản lượng, chất lượng điều cũng nâng lên, chi phí sản xuất giảm. Lợi nhuận chính là nằm ở điểm này”, bà Hương tiết lộ.

Tương tự, thấy được sự hiệu quả của việc đầu tư cho khoa học – công nghệ vào chế biến, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Xuất nhập khẩu Bảo Ngân (Công ty Bảo Ngân) huyện Bù Đốp cũng mạnh dạn nâng cấp dây chuyền và quy trình sản xuất.

Anh Nguyễn Văn Thắng tự tin về sản phẩm hạt điều chế biến của công ty. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Anh Nguyễn Văn Thắng tự tin về sản phẩm hạt điều chế biến của công ty. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Anh Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Công ty Bảo Ngân chia sẻ, trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, áp lực sản lượng đã ký kết với đối tác, ngoài dây chuyền sản xuất tự động, Công ty còn đầu tư thêm trên 2 tỷ đồng để mua bổ sung máy bắn màu phân loại hạt điều. Tuy có tốn kém nhưng đem lại hiệu quả tức thời.

 “Máy bắn màu công ty đang dùng là loại hiện đại nhất hiện nay. Tùy vào lập trình cài đặt, máy của công ty đang phân điều làm 4 loại. Công suất chúng tôi đang chạy khoảng 10 - 15 tấn/ngày. Trước đây khi còn làm điều thủ công, để đạt được khối lượng này phải cần tới 70 - 80 công nhân. Việc áp dụng công nghệ sâu trong chế biến đã giúp công ty chủ động được công suất, sản lượng, từ đó ký được các hợp đồng cung cấp với đối tác mà không phải lo lắng hụt sản lượng như trước đây”, anh Thắng nói.

Bà Đào Thị Lanh, Chủ tịch Hiệp hội điều Bình Phước chia sẻ: Ngoài chế biến điều nhân xuất khẩu, nhờ làm chủ công nghệ, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp tại Bình Phước còn chuyển dần sang chế biến sâu để đa dang hóa sản phẩm, phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng. Không ít sản phẩm điều của Bình Phước đã khẳng định vị thế trên thị trường như điều rang muối, điều phô mai, bánh hạt điều, sữa hạt điều...

Đoàn công tác Huyện ủy Bù Đốp thăm, làm việc tại cơ sở chế biến hạt điều Hoàng Long. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đoàn công tác Huyện ủy Bù Đốp thăm, làm việc tại cơ sở chế biến hạt điều Hoàng Long. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Dù gặp không ít khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhưng xuất khẩu hạt điều trong 9 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng tốt cả về lượng lẫn giá trị.

Theo Tổng cục Hải quan, tính chung 9 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 427,3 nghìn tấn, trị giá 2,66 tỷ USD, tăng 17,2% về lượng và tăng 15,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của hạt điều Việt Nam. Trong 9 tháng, xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 133 nghìn tấn, trị giá 777 triệu USD. Tiếp theo là Trung Quốc (60 nghìn tấn và 444 triệu USD), Hà Lan (53 nghìn tấn và 291 triệu USD)...

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tăng trong thời gian tới. Quý IV thường là mùa cao điểm tiêu thụ hạt điều, các thị trường như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu. Còn trong nước, tình trạng giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, giúp hoạt động sản xuất và vận chuyển thuận lợi hơn...

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất