Bạc Liêu Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao.
Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu luôn theo đà năm sau cao hơn năm trước và được duy trì ở mức khá cao. Năm 2021, tuy bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng tăng trưởng kinh tế của Bạc Liêu xếp thứ 1/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và xếp thứ 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước.
Cùng với đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng khá nhanh.
Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu sẽ phát triển diện tích nuôi trồng đạt trên 150.000ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 6.000ha, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 28.000ha và góp phần cho tổng sản lượng đạt 540.000 tấn/năm. Ảnh: Quốc Việt.
Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao
Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu tăng trưởng 4,7%, tiếp tục giữ vai trò là “trụ đỡ” quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác 6 tháng ước đạt trên 178.000 tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt trên 123.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ, ngoài ra sản lượng khai thác thủy hải sản toàn tỉnh đạt gần 55.000 tấn.
Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết: Để khai thác và nâng cao giá trị cho con tôm Bạc Liêu, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục tập trung phát triển với 2 đối tượng chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Đặc biệt, ưu tiên phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh và xác định nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao là điểm nhấn.
“Song song đó, nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn và phát triển ổn định, bền vững mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm sạch như tôm - lúa, tôm - rừng và ứng dụng rộng rãi NTTS có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic, ASC, MSC… nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững gắn với cấp mã số truy xuất nguồn gốc”, ông Ly cho biết thêm.
Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu sẽ phát triển diện tích NTTS đạt trên 150.000ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 6.000ha, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 28.000ha và góp phần cho tổng sản lượng NTTS đạt 540.000 tấn/năm. Ngoài ra, toàn tỉnh có 15 công ty và 660 hộ dân tham gia sản xuất mô hình ứng dụng công nghệ cao, với diện tích thả nuôi trên 3.100ha, năng suất bình quân đạt gần 19 tấn/ha, sản lượng đạt gần 26.000 tấn.
Bạc Liêu sẽ tập trung xây dựng, phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hiệu quả và liên kết bao tiêu lúa gạo. Ảnh: Quốc Việt.
Sản xuất lúa theo hướng an toàn
Về lĩnh vực sản xuất lúa, một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bạc Liêu. Với diện tích gieo trồng lúa đạt gần 190.000ha và cho sản lượng trên 1,2 triệu tấn/năm.
Bạc Liêu đã thực hiện cánh đồng lớn gắn với liên kết bao tiêu lúa gạo, đến nay đã đạt 100.000ha gieo trồng lúa, ngoài ra tỉnh còn xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao, sạch bệnh quy mô 1.700ha.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Phạm Văn Thiều cho biết: Bạc Liêu tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực là lúa gạo chất lượng cao gắn với xây dựng các vùng sản xuất hữu cơ phù hợp. Đồng thời, giữ ổn định diện tích đất chuyên trồng lúa nước gần 59.000ha ở tiểu vùng giữ ngọt ổn định phía bắc quốc lộ 1A, cũng như mở rộng địa bàn sản xuất lúa trên đất tôm - lúa đạt từ 43.000 - 48.000ha ở tiểu vùng chuyển đổi sản xuất phía bắc quốc lộ 1A gắn với tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống công trình thủy lợi phân ranh mặn - ngọt, nạo vét hệ thống kênh mương bị bồi lắng và phát triển hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ.
Theo ông Thiều, đến thời điểm này tỉnh đã từng bước thực hiện kiên cố hóa kênh mương phục vụ cho phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao (lúa thơm, lúa đặc sản), lúa chịu mặn mang thương hiệu Bạc Liêu. Trong đó, vùng lúa chất lượng cao chiếm trên 92% diện tích gieo trồng, lúa chất lượng trung bình, thấp và giống khác chiếm dưới 8% diện tích gieo trồng.
Bên cạnh đó, Bạc Liêu sẽ tập trung xây dựng, phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hiệu quả và liên kết bao tiêu lúa gạo. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao mang thương hiệu Bạc Liêu.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh đã xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao, kháng sâu bệnh, chống chịu được hạn hán, xâm nhập mặn, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh. Khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng vật tư và xử lý chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm và sử dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu…
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều. Ảnh: Trọng Linh.
Với quyết tâm làm giàu từ con tôm và tạo ra những đột phá mới giúp cho con tôm phát triển nhanh, Bạc Liêu sẽ tăng cường đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng, nhất là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (giai đoạn 2), các vùng nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình khép kín trong nhà kín; nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; nuôi trong nhà lưới, nhà màng. vùng sản xuất lúa - tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh gắn với xây dựng cánh đồng lớn, phấn đấu đạt 30.000ha.
TP.HCM Công nghệ truy xuất nguồn gốc đang trở thành 'lá chắn' hiệu quả, giúp doanh nghiệp chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên số.
KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.
BÌNH DƯƠNG HTX Đồng Thuận Phát có nhiều sáng chế để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, giúp quá trình sản xuất nông sản hữu cơ thuận lợi, mang lại giá trị cao.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.
THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.
Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…
Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…
QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.
LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.
TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.