| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm sinh học phân hủy màng polymer, plastic

Thứ Sáu 09/08/2019 , 10:55 (GMT+7)

Ngày 8/8, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức giới thiệu 3 sáng chế về chế phẩm sinh học phân hủy màng polymer, plastic có nguồn gốc khác nhau giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ba sáng chế đã được cấp bằng gồm:

-Chế phẩm sinh học phân hủy màng polymer và plastic có nguồn gốc từ dầu mỏ.

-Chủng xạ khuẩn ưa nhiệt Streptomyces sp. XKBD2.1 và chế phẩm xử lý rác thải màng polymer có nguồn gốc từ dầu mỏ có khả năng phân hủy sinh học hay thân thiện môi trường chứa chủng xạ khuẩn ưa nhiệt này.

-Chủng xạ khuẩn ưa nhiệt Streptomyces sp. XKBD2.4 và chế phẩm xử lý rác thải màng polymer có nguồn gốc từ dầu mỏ có khả năng phân hủy sinh học hay thân thiện môi trường chứa chủng xạ khuẩn ưa nhiệt này.

PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà (trái) giới thiệu về men vi sinh vật.

PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà, Viện Công nghệ sinh học chia sẻ, nhờ vào việc sử dụng đa dạng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học đã xác định khả năng phân hủy sinh học polymer, chất dẻo bằng enzym ngoại bào laccase; bằng vi sinh vật ưa nhiệt (vi khuẩn, xạ khuẩn); trong điều kiện tự nhiên để làm đối chứng.

Ngoài ra, xác định khả năng phân hủy sinh học của polymer, chất dẻo sau khi có tác động của các tác nhân vật lý; trong đống ủ compost; trong điều kiện hiếu khí, kỵ khí hay kết hợp cả kỵ khí và hiếu khí.

Công nghệ phân tích dữ liệu tại Viện.

Thời gian tới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học - Công nghệ tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm mới vật liệu di truyền từ Việt Nam (là vi sinh vật) và sử dụng các tác nhân mà đề tài đã chứng minh có khả năng cao để tạo công nghệ hướng tới xử lý rác thải polymer, chất dẻo có khả năng phân hủy sinh học.

“Các chế phẩm mà đề tài đã tạo ra được mô tả trong 3 sáng chế đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế, cho phép thử nghiệm xử lý rác thải polymer, chất dẻo ở quy mô lớn dần. Góp phần giảm tác động xấu đến môi trường sống và phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam, trong đó có vấn đề ô nhiễm trên biển và đại dương hiện nay”, PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà nhấn mạnh.

GS. Nguyễn Văn Hiệu và PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà giới thiệu chế phẩm sinh học tại buổi họp.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất