| Hotline: 0983.970.780

Các biện pháp canh tác cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa ở ĐBSCL

Thứ Tư 16/12/2020 , 10:34 (GMT+7)

Ngày 15/12, Đại học Cần Thơ và Đại sứ quán Bỉ tổ chức hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu sản xuất lúa bền vững cho các chuyên gia và nông dân.

Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu dự án cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: ĐSQ Bỉ.

Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu dự án cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: ĐSQ Bỉ.

Dự án SUSRICE (Các biện pháp canh tác cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long) là chương trình hợp tác nghiên cứu do Bỉ tài trợ đã được triển khai tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2017 với mục đích cải thiện chất lượng đất và năng suất lúa bằng cách giới thiệu luân canh cây trồng (ngô, đậu xanh) và bón phân hữu cơ.

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của Việt Nam nhưng do sản xuất lúa thâm canh (3 vụ/năm) và sử dụng nhiều phân khoáng dẫn đến suy thoái đất và do đó năng suất canh tác lúa bị giảm. Nhằm khôi phục độ phì nhiêu của đất, trường Đại học Cần Thơ phối hợp chặt chẽ với Đại học Ghent đồng nghiên cứu các mô hình tập trung vào luân canh cây trồng thay thế cho độc canh lúa và sử dụng phân hữu cơ.

Thử nghiệm thực địa đã được tiến hành trong 9 mùa vụ liên tiếp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy kết quả tích cực của luân canh lúa và cây trồng khác kết hợp với bón phân hữu cơ tăng năng suất lúa, chất lượng đất và sử dụng nước hiệu quả, đồng thời mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân.

Việc luân canh cũng mang lại kết quả khả quan về giảm hiệu ứng nhà kính tạo ra trong quá trình canh tác lúa. Hội thảo cũng là dịp chuyển giao các kết quả nghiên cứu về các kỹ thuật để áp dụng thực tiễn cho nông dân và cán bộ khuyến nông tại địa phương.

Mục tiêu của hội thảo là giới thiệu các kết quả nghiên cứu, thảo luận và thu thập các ý kiến đóng góp từ các đại biểu bao gồm các cán bộ khuyến nông tại địa phương và nông dân có kinh nghiệm từ huyện Trà Ôn và từ các huyện lân cận khác của tỉnh Vĩnh Long. Các đại biểu cũng đã tham quan cơ sở nghiên cứu thí điểm tại thôn Mỹ Lợi và thôn Thiện Mỹ.

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.