Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Bảy, 10/5/2025 15:29 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bắc Hà thu 304 tỷ đồng từ cây quế năm 2022

Thứ Tư 04/01/2023 , 15:33 (GMT+7)

LÀO CAI Năm 2022, sản lượng khai thác các sản phẩm từ quế của huyện Bắc Hà đạt 17.887 tấn, giá trị ước đạt 304 tỷ đồng, chiếm 24,9% tổng giá trị ngành nông nghiệp của huyện.

Hiện toàn huyện Bắc Hà có khoảng 9.881ha quế, trong đó trồng mới năm 2022 được 580ha, đạt 100% kế hoạch. Câu quế tập trung ở khu vực 12 xã hạ huyện, chủ yêu là xã Nậm Đét, Nậm Lúc, Cốc Lầu, Bản Cái, Cốc Ly. Diện tích quế đến thời kỳ thu hoạch của Bắc Hà hiện có hơn 4.000ha, sản lượng khai thác năm 2022 đạt 17.887 tấn, giá trị thu được từ quế ước đạt 304 tỷ đồng, chiếm 24,9% tổng giá trị ngành nông nghiệp.

Bà con người Dao đỏ xã Bản Cái và Nậm Đét (huyện Bắc Hà) thu hoạch quế vụ 8 - vụ cuối cùng trong năm và có thu nhập ăn Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sung túc hơn. Ảnh: Xuân Cường.

Bà con người Dao đỏ xã Bản Cái và Nậm Đét (huyện Bắc Hà) thu hoạch quế vụ 8 - vụ cuối cùng trong năm và có thu nhập ăn Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sung túc hơn. Ảnh: Xuân Cường.

Đây là nguồn thu nhập rất lớn cho các hộ nông dân, không chỉ giúp bà con thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giả, giàu có, có điều kiện vui xuân, đón Tết Quý Mão 2023 sung túc, đầy đủ.

Đến nay, cây quế đã gắn bó với bà con Bắc Hà gần 50 năm. Đặc biệt, vùng nguyên liệu quế hữu cơ đã được công nhận là 2.248ha/03 xã (Nậm Lúc, Bản Cái, Nậm Đét), chiếm 64,1% diện tích quế hữu cơ toàn tỉnh. Có thể khẳng định, cây quế đã mang lại sự đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội các xã vùng thấp huyện Bắc Hà.

Quế là cây đa mục đích, vừa là cây lâm nghiệp, vừa là cây phát triển chế biến nông nghiệp. Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai xác định cây quế là một trong những cây chủ lực, đây là định hướng hoàn toàn đúng trong điều kiện địa hình, khí hậu và điều kiện canh tác của Lào Cai. Thời gian qua, cây quế đã góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo sự gắn kết, tạo ra các hợp tác xã để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Nhờ cây quế, đời sống đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ từng bước nâng cao, nông thôn mới vùng cao ngày một khởi sắc. Ảnh: Xuân Cường.

Nhờ cây quế, đời sống đồng bào dân tộc Mông, Dao đỏ từng bước nâng cao, nông thôn mới vùng cao ngày một khởi sắc. Ảnh: Xuân Cường.

Chính vì vậy, huyện Bắc Hà đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu mở rộng đạt diện tích quế đạt 11.025ha tại các xã hạ huyện, trong đó tập trung phát triển vùng quế hữu cơ với diện tích trên 2.700ha, hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, gắn phát triển vùng nguyên liệu quế với thu hút, kêu gọi đầu tư các cơ sở chế biến sâu vỏ quế...

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khoa học công nghệ - chìa khóa mở con đường mới cho ngành chè

'Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vẽ bức tranh ngành chè Việt Nam', TS Lưu Ngọc Quyến, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nhấn mạnh.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.