| Hotline: 0983.970.780

5 cây trồng chủ lực và lợi thế của Lào Cai

Thứ Tư 06/04/2022 , 08:45 (GMT+7)

Đến nay, Lào Cai đã hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, gắn với liên kết sản xuất đối với 5 loại cây trồng lợi thế.

Nhằm phát huy lợi thế nông nghiệp, hiện nay tỉnh Lào Cai đã hình thành một số vùng trọng điểm sản xuất "nông nghiệp xanh", nông nghiệp hàng hóa, được thị trường đánh giá cao và có bước khởi sắc. Cụ thể:

- Vùng trồng cây dược liệu diện tích đạt trên 3.584 ha, sản lượng đạt 18.200 tấn tươi tập trung tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Thị xã Sa Pa. Trong đó riêng cây Atiso chiếm trên 70% sản lượng, ngoài ra còn có các cây dược liệu khác như xuyên khung, đương quy, y dĩ, sa nhân, cát cánh, tam thất...

Vùng dược liệu được trồng nhiều huyện Bắc Hà. Ảnh: Lưu Hòa.

Vùng dược liệu được trồng nhiều huyện Bắc Hà. Ảnh: Lưu Hòa.

Giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích canh tác cây dược liệu đạt 120 đến 150 triệu đồng/ha/năm. Diện tích cây dược liệu đạt chứng nhận GACP hiện có 140 ha/11 loại cây dược liệu. Một số địa phương đẩy mạnh phát triển nhóm cây dược liệu chiết xuất tinh dầu (chùa dù, thuốc tắm người Dao...), phát triển gắn với du lịch để nâng cao giá trị.

- Vùng trồng chè với tổng diện tích tập trung toàn tỉnh đạt 6.364 ha, trong đó diện tích đảm bảo mật độ và quy trình kỹ thuật có liên kết sản xuất là 6.185,8 ha, diện tích chè kinh doanh 4.642 ha. Sản lượng chè búp tươi cả năm đạt 37.843 tấn.

Giá bán bình quân chè búp tươi 7.000 đồng/kg. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có trên 10 doanh nghiệp, HTX thu mua, sản xuất, chế biến chè. Ngoài việc tiêu thụ theo các kênh nội tiêu trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác, sản phẩm chè của Lào Cai còn xuất khẩu sang các nước Trung Đông, thị trường châu Âu, Mỹ, Canada, Trung Quốc.

Sản phẩm quế của HTX Tâm Hợi (huyện Bảo Thắng) thu hút nhiều sự quan tâm của thị trường nước ngoài. Ảnh: Lưu Hòa.

Sản phẩm quế của HTX Tâm Hợi (huyện Bảo Thắng) thu hút nhiều sự quan tâm của thị trường nước ngoài. Ảnh: Lưu Hòa.

- Vùng trồng chuối với tổng diện tích đạt 3.332 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 2.848 ha, tập trung chủ yếu tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, tổng sản lượng đạt 68.470 tấn, năng suất bình quân đạt 240,4 tạ/ha.

Hiện có 215 ha chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP, toàn bộ diện tích trồng chuối được cấp mã số vùng trồng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch; đã cấp 16 mã số vùng trồng và 07 cơ sở đóng gói xuất khẩu. Khoảng 90% sản lượng chuối của tỉnh được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, sản lượng còn lại một phần xuất khẩu sang Nga và nội tiêu tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, giá dao động từ 5.000 - 6.000 đ/kg.

- Vùng trồng dứa tổng diện tích toàn tỉnh đạt 1.689 ha, diện tích cho thu hoạch đạt 1.019 ha, tập trung chủ yếu tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát; năng suất bình quân đạt 326 tạ/ha, sản lượng 33.313 tấn. Nhìn chung, sản xuất dứa có xu hướng tăng do xúc tiến đầu tư nhà máy chế biến tại huyện Mường Khương, giá quả dứa tươi tăng 150% so cùng kỳ, tiêu thụ ổn định, một số địa phương nhân dân tích cực mở rộng diện tích trồng dứa, giá dứa ổn định, trung bình 6.000 đồng/kg.

Vùng trồng dứa tại huyện Mường Khương. Ảnh: Lưu Hòa.

Vùng trồng dứa tại huyện Mường Khương. Ảnh: Lưu Hòa.

- Vùng trồng quế đến hết năm 2021 diện tích toàn tỉnh đạt 46.844 ha, tập trung chủ yếu ở Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn. Khai thác, chế biến được 55.000 tấn cành lá và 5.000 tấn vỏ quế; giá thu mua nguyên liệu cành, lá từ 1.700 - 2.000 đồng/kg, vỏ quế tươi từ 20.000 - 28.000 đồng/kg; gỗ quế từ 1.000.000 - 1.500.00 đồng/m3, chủ yếu được bán dưới dạng gỗ tròn.

Đến nay, các cơ sở chiết xuất được 325 tấn tinh dầu, giá bán giao động khoảng 500.000 đồng/lít. Tinh dầu quế và các sản phẩm từ vỏ quế được xuất bán ra các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, các nước châu Âu... Sản phẩm quế của HTX Tâm Hợi (huyện Bảo Thắng) thu hút nhiều sự quan tâm của thị trường nước ngoài.

Đến nay, Lào Cai có 80 doanh nghiệp, HTX tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất với 283 sản phẩm nông sản được gắn mã QR-Code. Hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp có 118 doanh nghiệp, HTX, cơ sở tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá các sản phẩm của đơn vị mình trên hệ thống với 193 dòng sản phẩm tham gia.

Hệ thống thông tin quản lý chuỗi sản phẩm nông sản an toàn được cấp xác nhận với 91 chuỗi; giới thiệu 68 cơ sở đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn. Nhiều sản phẩm đặc sản của Lào Cai đã được đưa vào tiêu thụ tại một số siêu thị lớn của Hà Nội và xuất khẩu ra nước ngoài.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.