| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam bị vướng vào bê bối dầu ăn bẩn ở Đài Loan:

43 triệu kg dầu ăn bẩn nhập vào Đài Loan từ Việt Nam

Thứ Hai 20/10/2014 , 15:06 (GMT+7)

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đã liên lạc với Bộ Công thương Việt Nam để làm rõ nguồn gốc dầu ăn xuất sang Đài Loan.

Trang tin Focus Taiwan ngày 19/10 cho biết, người quản lý công ty TNHH Đại Hạnh Phúc ở TPHCM nói rằng, công ty của bà này đã xuất khẩu một lượng lớn dầu ăn tái chế sang Đài Loan trong 3 năm qua.


Ảnh công ty Đại Hạnh phúc đăng trên trang Focus Taiwan.

Các quan chức thuộc Phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc ở Việt Nam đã thẩm vấn người quản lý của công ty Đại Hạnh Phúc để làm rõ các chi tiết liên quan đến bê bối dầu ăn bẩn nổ ra ở Đài Loan đầu tháng 10 vừa qua, và là vụ thứ 3 trong năm nay, tất cả đều liên quan đến công ty Ting Hsin, một trong những công ty thực phẩm lớn nhất của Đài Loan. Công ty này bị cáo buộc dùng dầu tái chế và dầu dùng cho thức ăn gia súc nhập từ Đại Hạnh Phúc.

Người quản lý này nói, công ty đã xuất sang Đài Loan 6 triệu kg dầu ăn được và 43 triệu kg dầu chỉ dùng cho động vật trong thời kỳ từ tháng 7.2011 tới tháng 7.2014. Từ tháng 7 năm nay, Đại Hạnh Phúc không liên quan đến việc cung cấp dầu ăn nữa.

Điều hành công ty Đại Hạnh Phúc, ngoài quản lý người Việt nói trên, còn có đối tác Đài Loan Yang Chen-yi, người đã bị chính quyền Đài Loan bắt giữ vì cáo buộc cung cấp cho công ty Ting Hsin dầu sử dụng cho động vật, rồi công ty dùng dầu này sử dụng dầu ăn bán cho các sản phẩm cho người tiêu dùng.

Mặc dù Việt Nam và Đài Loan chưa ký kết các thỏa thuận hợp tác tư pháp, nhưng theo các nhà ngoại giao Đài Loan, việc họ hỏi chuyện công ty Đại Hạnh Phúc có thể đóng vai trò như bằng chứng cho chính quyền Đài Loan.

Tuy nhiên, lý do để công ty Đại Hạnh Phúc nói không còn cung cấp dầu ăn sang Đài Loan là rất đáng ngờ và cần được điều tra – các quan chức Đài Loan nói.

Quan chức này cho biết, nếu công ty Đại Hạnh Phúc xuất khẩu dầu cho động vật sang Đài Loan nhưng dưới danh nghĩa dầu ăn được, công ty này có thể mắc tội giả mạo giấy tờ theo luật Việt Nam. Nếu công ty này cung cấp dầu cho động vật cho các công ty Đài Loan sản xuất thành dầu ăn, như trường hợp công ty Ting Hsin, có thể có nhiều công ty Đài Loan khác liên quan, nếu xét về số lượng lớn dầu ăn chất lượng kém mà Đại Hạnh Phúc đã xuất đi.

Trước đó, báo chí Đài Loan đưa tin, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đã liên lạc với Bộ Công thương Việt Nam để làm rõ nguồn gốc dầu ăn của Đại Hạnh Phúc xuất sang Đài Loan. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan đã thu hồi 54 sản phẩm của Ting Hsin do dầu mà tập đoàn này dùng là mua từ Đại Hạnh Phúc. Báo chí Đài Loan nói, toàn bộ dầu mua về được cơ quan chức năng Việt Nam dán nhãn là “dầu dùng cho người”, trong khi đó Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Việt Nam có giấy tờ từ Bộ Công thương cho biết, Đại Hạnh Phúc chỉ sản xuất dầu sử dụng cho động vật.

 

(laodong.com.vn)

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.