| Hotline: 0983.970.780

Yến sào: 'Nóng' nhà yến, thấp hiệu quả

Thứ Sáu 27/12/2019 , 14:10 (GMT+7)

Ngành yến sào Việt Nam đang phát triển nóng, nhất là các tỉnh phía Nam.

Một nhà yến ở Đồng Nai.

Làm sao để phát triển yến sào một cách bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, là nội dung của Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ “Phát triển bền vững ngành yến ở các tỉnh, thành phía Nam”, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại TP.HCM ngày 26/12.
 

14 hay 30 nghìn?

Theo Cục Chăn nuôi, đến tháng 10/2019, cả nước đã có 14.532 nhà yến, tăng tới 88,49% so với năm 2017. Trong đó, ĐBSCL có số lượng nhà yến nhiếu nhất với 6.958 nhà, tăng 125.54%. Tiếp đó là Đông Nam bộ với khoảng 3.700 nhà yến, tăng khoảng 51,83%; Nam Trung bộ có 2.364 nhà yến, tăng 64,85%; Tây Nguyên có 1.044 nhà yến, tăng 180,65%. Các tỉnh phía Bắc chỉ có 286 nhà yến, không tăng so với năm 2017 vì thời tiết không phù hợp với chim yến.

Tuy nhiên, theo bà Đỗ Tú Quân, Chi hội trưởng Chi hội Nhà Yến Việt Nam (Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam), trên thực tế, số lượng nhà yến đã vượt 30.000 nhà. Nguyên nhân là do nhiều nhà yến chưa nắm rõ chính sách thuế nên không thực hiện khai báo với cơ quan quản lý.

Sự phát triển nóng về số lượng nhà yến đang đặt ra nhiều vấn đề như việc cấp giấy phép xây dựng nhà nuôi chim yến gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế, đã tạo ra nhiều kẽ hở trong công tác quản lý nhà nước về nuôi chim yến; người chăn nuôi thiếu các kiến thức và hiểu biết về chim yến, thiếu những hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật trong đầu tư, xây dựng và vận hành nhà yến. Nguy cơ dịch bệnh trên đàn chim yến…

Một điều cần lưu ý là số lượng nhà yến tuy tăng rất nhanh trong mấy năm qua, nhưng tỷ lệ thành công không cao. Trong số hơn 30.000 nhà yến mà Chi hội Nhà yến Việt Nam đã thống kê, thì chỉ có khoảng 5.000 nhà yến có nhiều chim yến vào làm tổ.

Điều này đồng nghĩa với việc hàng chục ngàn nhà yến chưa đạt hiệu quả kinh tế như mong muốn. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, có thể gây thiệt hại lớn cho những người đầu tư nhà yến nói riêng và ngành yến nói chung, giống như Malaysia đã từng trả giá khi có tới 80% nhà yến đầu tư không hiệu quả.

Mặt khác, nghề nuôi yến ở nước ta tuy đang phát triển rất nhanh nhưng chủ yếu vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc không rõ ràng để hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng doanh số bán hàng nội địa của các cơ sở chế biến yến sào, cũng khiến cho thị trường yến sào trong nước có giá bán và chất lượng sản phẩm chênh lệch khá lớn. Điều này khiến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước gặp khó khăn trong việc tìm mua yến sào đúng chất lượng của Việt Nam.
 

Năm 2020, ngành yến có thể đạt doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng. Nếu Việt Nam đầu tư thêm vào chuỗi sản xuất yến sào phục vụ xuất khẩu, công nghệ chế biến các sản phẩm từ tổ yến, tăng cường hoạt động quảng bá và phát triển thị trường cho sản phẩm yến sào Việt Nam, ngành yến có thể đạt được doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng.

Nâng cấp chuỗi giá trị

Vào thời điểm này, ngành yến đang hướng tới khả năng sẽ được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trong thời gian tới. Bà Đỗ Tú Quân cho biết, khi Trung Quốc đồng ý cho nhập khẩu chính ngạch yến sào từ Việt Nam, chỉ những nhà yến đáp ứng yêu cầu của thị trường Trung Quốc, có đăng ký xuất khẩu yến sang Trung Quốc với cơ quan quản lý của Trung Quốc, thông qua doanh nghiệp sơ chế yến xuất khẩu đã được Trung Quốc kiểm tra thực tế và chấp nhận, thì mới được phép xuất khẩu yến sang Trung Quốc.

Chính vì vậy, việc nâng cấp và xây dựng các chuỗi giá trị yến sào đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Để nâng cấp chuỗi giá trị sản xuất yến sào, cần xem xét phối hợp chiến lược quản trị chuỗi cung ứng yến sào tại địa phương, chiến lược quản trị nhà yến hiệu quả để nâng cao chất lượng tổ yến, chiến lược đầu tư công nghệ chế biến sâu các sản phẩm yến sào, chiến lược quảng bá và phát triển thị trường cho yến sào Việt Nam.

Theo bà Đỗ Tú Quân, yến sào Việt Nam lâu nay vẫn được công nhận là có chất lượng tốt nhất thế giới. Chính vì vậy, ngành yến Việt Nam cần phải đi vào phân khúc có thế mạnh, đó là phân khúc cao cấp trên thị trường thế giới.

Để ngành yến Việt Nam phát triển bền vững, sản phẩm từ yến sào đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, chiến lượng nâng cấp chuỗi và các giải pháp về chính sách giúp tăng giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận cần được triển khai trong giai đoạn 2020 - 2025.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.