| Hotline: 0983.970.780

Xử lý trên 300 xác lợn mắc tại cầu phao nối Hải Phòng và Thái Bình

Thứ Hai 29/04/2019 , 11:10 (GMT+7)

Sau khi có thông tin tại hai cầu phao nối liền địa phận TP. Hải Phòng và tỉnh Thái Bình xuất hiện lợn chết mắc kẹt bốc mùi hôi thối, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) và Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng tiến hành kiểm tra, xử lý.

Đoàn công tác Cục Thú y và Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng kiểm tra trên cầu phao sông Hóa

Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), từ ngày 15/4 người dân và chính quyền địa phương phát hiện nhiều xác lợn dạt vào khu vực cầu phao sông Hóa (nối xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo và xã Hồng Quỳnh, huyện Thái Thụy, Thái Bình) và câu phao dân sinh Ông Khởi (giữa xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Bảo và xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy), ngày 20/4 UBND huyện Vĩnh Bảo đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện phối hợp UBND các xã tiến hành thu gom lợn chết, chôn hủy theo quy định phòng chống dịch với số lượng gần 300 xác.

Tổng số lợn chết đã tiêu hủy trên soogn Hóa là hơn 300 xác

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng Bùi Văn Luyện cho biết thêm, ngày 25/4 đơn vị tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện Vĩnh Bảo kiểm tra dọc tuyến sông Hóa tiếp tục phát hiện khoảng 25 xác lợn trôi dạt mắc vào hai cầu phao trên.

Đa phần xác lợn đã chết lâu, chuyển màu vàng, phân hủy, bốc mùi không xác định được nguyên dạng nên các đơn vị chức năng tiến hành vớt và tiêu hủy theo quy định.

Đa phần xác lợn chết dạt vào cầu phao trên sông Hóa đã bị phân hủy, chuyển màu vàng bốc mùi hôi thối

Ngày 26/4, Sở NN-PTNT Hải Phòng có công văn hỏa tốc số 845//SNN-CN gửi Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình về việc phối hợp giám sát, tiêu hủy xác lợn chết trên sông Hóa tại những địa điểm giáp danh giữa hai đại phương.

Cầu phao sông Hóa nối liền TP. Hải Phòng và tỉnh Thái Bình

Ngày 27/4, đoàn công tác của Chi cục Thú y vùng II, Cục Thú y và Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng kiểm tra dọc sông Hóa và tiếp tục phát hiện 15 xác lợn tại cầu phao sông Hóa nên đoàn đã yêu cầu UBND huyện Vĩnh Bảo thu gom, chôn xử lý theo đúng quy định.

Đoàn công tác Cục Thú y kiểm tra khu chôn lấp, xử lý xác lợn tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Sau khi kiểm tra thực tế tại Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành chỉ đạo các địa phương dọc theo tuyến sông Hóa về phía thượng nguồn quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tổ chức tiêu hủy lợn bị chết, bị dịch theo đúng quy định.

"Đặc biệt, nghiêm cấm vứt xác lợn ra sông, suối, ao, hồ, kênh, mương…. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người chăn nuôi trên địa bàn, khuyến khích người dân tố giác các tổ chức, cá nhân có hành vi xứt xác lợn ra ngoài môi trường để có các biện pháp xử lý kịp thời", ông Thành cho hay.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.