| Hotline: 0983.970.780

Các bà nội trợ ùn ùn mua thịt an toàn giữa vùng dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Ba 09/04/2019 , 13:50 (GMT+7)

8 giờ sáng ngày 9/4, bốn quầy thịt lợn an toàn đầu tiên tại huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng đã chính thức khai trương thu hút đông đảo người dân đến mua hàng, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, các chị em nội trợ đã khuân sạch gần 10 con lợn an toàn, trọng lượng trên 1 tạ/con.

Các cơ quan, đoàn thể đều được huy động giúp người chăn nuôi tiêu thụ thịt lợn an toàn

Ngành chăn nuôi, thú y đã xác định, dịch tả lợn Châu Phi sẽ còn tiếp tục lây lan kéo dài, chưa thể loại bỏ ngay trong ngày một ngày hai, trong khi việc tiêu thụ thịt lợn vẫn là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân.

Do đó, với phương châm sống chung với dịch, để chủ động hỗ trợ tiêu thụ các đàn lợn khỏe mạnh nhằm ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập, giảm tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật các quận, huyện trên địa bàn TP  Hải Phòng mở các quầy bán thịt lợn an toàn nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, hạn chế thiệt hại của bệnh dịch tả lợn Châu Phi tới người chăn nuôi.

Quầy bán thịt lợn an toàn tại Trạm Khuyến nông Kiến thụy, Hải Phòng 

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Hải Phòng Bùi Văn Luyện cho biết, Kiến Thụy là huyện đầu tiên triển khai việc mở quầy thịt lợn an toàn. Sau khi hoàn thành và rút kinh nghiệm tại huyện Kiến Thụy, Chi cục Chăn nuôi Thú y sẽ xin ý kiến Sở NN-PTNT và UBND TP Hải Phòng để nhân rộng các quầy thịt an toàn ra nhiều quận, huyện khác.

Ông Bùi Văn Luyện phấn khởi cho biết, không biết có phải do nhịn ăn thịt lợn quá lâu hay không mà ngay trong buổi sáng hôm nay (9/4), khi khai trương cửa hàng thịt lợn sạch tại Trạm Khuyến nông huyện Kiến Thụy, bà con nhân dân đến mua rất đông, chỉ trong vòng vài tiếng đã bán hết sạch gần chục con lợn hơn tạ/con.

Bà Đỗ Thị Lan, thị trấn Đối, huyện Kiến Thụy chia sẻ, do trước đây chưa hiểu hết về bệnh dịch tả lợn Châu Phi nên khi thấy thông tin dịch xuất hiện tại địa phương gia đình bà rất lo lắng nên tạm thời dừng ăn thịt lợn suốt thời gian qua. Nhưng nay hiểu được dịch bệnh không lây sang người, không gây hại tới sức khỏe con người lại được xác nhận sản phẩm thịt lợn được chăn nuôi giết mổ an toàn bởi các cơ quan chức năng nên khi biết cửa hàng khai trường bà mua cả yến thịt về cho con cháu cùng ăn.

Người dân xếp hàng mua thịt lợn an toàn tại cửa hàng Trung tâm Khuyến nông huyện Kiến Thụy

Ngoài quầy bán thịt lợn sạch tại Trạm Khuyến nông huyện, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật huyện Kiến Thụy còn mở thêm 3 quầy hàng khác tại xã Tú Sơn, Tân Phong, Ngũ Đoan, ba xã trọng điểm nuôi lợn của huyện. Các quầy thịt lợn tại ba xã này đều giao cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp xã tổ chức triển khai, thực hiện từ ngày 10/4.

Theo ông Phạm Phú Xuất, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Kiến Thụy, hiện tại cũng như thời gian tới huyện sẽ huy động toàn bộ các phòng, ban liên quan vào chiến dịch hỗ trợ tiêu thụ thịt lợn san toàn.

Tất cả các sản phầm thịt lợn được bày bán tại các quầy hàng đều được cơ quan thú y chứng nhận, xác nhận, quản lý, giảm sát an toàn

Trong đó, Phòng NN-PTNT sẽ phối hợp Đài phát thanh, Phòng Văn hóa thông tin chịu trách nhiệm công tác tuyên truyền, thông báo cụ thể chương trình tới các phòng, ban và tổ chức chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, sẽ tổ chức thiết kế pano, áp phích tuyên truyền tại các quầy hàng thịt lợn an toàn, khảo sát lựa chọn địa điểm để mở các quầy tiếp theo cũng như lựa chọn các trang trại an toàn dịch bệnh và lợn khỏe mạnh để đưa vào giết mổ.

Đặc biệt, huyện Kiến Thụy cũng chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các bếp ăn tập thể tại các trường đóng trên địa bàn không tẩy chay mặt hàng thịt lợn mà lựa chọn các sản phẩm thịt lợn đã được kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trạm Thú y huyện có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Chăn nuôi Thú y lấy mẫu xét nghiệm và kiểm soát việc giết mổ tại các lò mổ để đảm bảo thịt lợn đưa ra thị trường là sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Trạm Khuyến nông phối hợp với Phòng NN-PTNT, UBND các xã mở các quầy hàng và cử cán bộ hỗ trợ thực hiện kiểm soát bán hàng, niêm yết giá đúng theo giá thị trường.

Huyện Kiến Thụy giao đài phát thành, văn hóa thông tin cùng các tổ chức chính trị, xã hội đoàn thể, thanh niên tuyên truyền để người dân chia sẻ, không quay lưng với thịt lợn, qua đó giúp tiêu thụ những đàn lợn khỏe mạnh, hỗ trợ người chăn nuôi trên địa bàn huyện vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.