| Hotline: 0983.970.780

Xử lý rơm rạ thành phân bón tại ruộng dễ áp dụng, nhiều lợi ích

Thứ Năm 06/02/2025 , 21:01 (GMT+7)

KIÊN GIANG Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ thành phân bón tại ruộng giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, lúa ít bị dịch hại, tăng năng suất và lợi nhuận.

Biến rơm rạ thành phân bón

Ngày 6/2, tại Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Thắng (xã Thạnh Bình, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), Phòng NN-PTNT huyện Giồng Riềng phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam tổ chức hội thảo mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng.

Các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao hiệu quả của chế phẩm vi sinh SUMITRI trong xử lý rơm rạ ngay tại ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao hiệu quả của chế phẩm vi sinh SUMITRI trong xử lý rơm rạ ngay tại ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

Vụ lúa đông xuân 2024 - 2025, tại huyện Giồng Riềng có 9 hợp tác xã nông nghiệp đăng ký mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng với diện tích 302ha. Hiện lúa đang giai đoạn trổ - chín, chuẩn bị cho thu hoạch.

Theo đánh giá của nông dân, mỗi ha sử dụng 2 - 3kg SUMITRI giúp phân hủy nhanh rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng, mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Cụ thể, lượng rơm rạ từ vụ lúa trước phân hủy nhanh, đất mùn, tơi xốp, ức chế sự nẩy mầm của hạt cỏ, lúa cỏ. Cây lúa phát triển nhanh ngay khi gieo sạ, bộ rễ phát triển mạnh, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ, giảm lượng phân bón hóa học khoảng 15 - 20% (chủ yếu là giảm bón đợt 1). Về dịch hại, ruộng sử dụng chế phẩm SUMITRI giúp hạn chế bệnh bướu rễ trên lúa, tỷ lệ cây lúa bị bệnh đạo ôn rất thấp.

Đặc biệt, sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ ngay tại ruộng không chỉ tạo ra nguồn phân bón hữu cơ bổ sung cho đất mà còn giúp nông dân từ bỏ thói quen đốt đồng, giảm gây ô nhiễm khói bụi. Thực hiện mô hình giúp người dân làm quen với việc áp dụng công nghệ mới, thay đổi tư duy sản xuất, góp phần thực hiện đề án đổi mới sáng tạo xanh, thuận lợi trong sản xuất lúa giảm phát thải.

Phù hợp phát triển nông nghiệp xanh

Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam - ông Phạm Xuân Hưng cho biết, chế phẩm vi sinh SUMITRI có giúp phân hủy rơm rạ nhanh, tạo thành phân bón hữu cơ tại ruộng cho cây lúa. Từ đó mang lại lợi ích kép cả về kinh tế và môi trường, tạo sự cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, giúp giảm lượng phân hóa học trong canh tác lúa, giảm chi phí đầu tư. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu để phát triển nông nghiệp xanh, mở rộng vùng nguyên liệu lúa sạch hướng tới xuất khẩu, tạo thương hiệu cho sản phẩm.

Sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng được đánh giá là giải pháp phù hợp, dễ áp dụng, mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng được đánh giá là giải pháp phù hợp, dễ áp dụng, mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Văn Chi, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Giồng Riềng cho biết, huyện có diện tích sản xuất lúa 46.650ha. Trong đó có 30.000ha sản xuất lúa 3 vụ/năm, còn lại làm lúa 2 vụ. Vì vậy, nhu cầu thu gom, xử lý rơm rạ sau mỗi mùa vụ rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay số lượng thiết bị cơ giới thu gom rơm còn hạn chế, nông dân chủ yếu chọn giải pháp đốt đồng là chính. Giải pháp sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ ngay tại ruộng được đánh giá là phù hợp, dễ áp dụng, mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường.

Thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, huyện Giồng Riêng đăng ký thực hiện 27.000ha. Do đó, rất cần các giải pháp xử lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, đáp ứng yêu cầu của Đề án. Hiện nay, đã có 62 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng đăng ký tham gia Đề án này và ngành nông nghiệp đã chọn hợp tác xã khởi động mô hình thí điểm trong vụ lúa đông xuân 2024 - 2025. 

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.