| Hotline: 0983.970.780

Vượt qua bệnh tật bằng nghệ thuật ẩm thực

Thứ Bảy 03/09/2016 , 08:40 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Trung sinh năm 1952, cư ngụ tại Quận 11, TP.HCM. 32 năm rồi, không uống thuốc, không đi bệnh viện, ông điều chỉnh cơ thể bằng ăn uống gặp khi trái gió trở trời.

17-03-05_trng-26
Ông Nguyễn Văn Trung

 

Câu chuyện ông Nguyễn Văn Trung chia sẻ, ít nhiều giúp cộng đồng hiểu thêm về khả năng vượt qua bệnh tật bằng nghệ thuật ẩm thực.

Thưa ông, nhiều người chỉ tìm đến thực dưỡng khi bị bệnh nan y. Cá nhân ông, đã có bệnh gì trước lúc áp dụng thực dưỡng?

- Năm 18 tuổi tôi đã bị huyết áp cao, nhưng nhẹ. Năm 24 tuổi, lại bị thêm chứng hoa mắt. Tôi rất nhút nhát. Tiếng nói nhỏ. Khi muốn rời đi thì cảm thấy khó khăn, người như treo đá, mở lời xin ra về mà mãi mới nói được. Thân tâm không hợp nhất.

Cuối năm 1983 tôi gặp anh Nguyễn Đăng Thân ở cư xá Lữ Gia, Quận 11. Anh giỏi về thực tưỡng. Anh mời tôi ăn bột gạo lức. Ăn thử thấy ngon. Tôi mới mua gạo lức về tập ăn theo công thức số 7 (gạo lức với muối mè, mà không ăn bất kỳ thứ gì khác). Ban đầu thấy chưa quen, cứ một ngày ăn đúng, thì ba ngày ăn bậy. Nhưng tôi vẫn kiên trì với gạo lức

Trong quá trình theo thực dưỡng ông có cảm thấy... sai lầm không?

- Phải hiểu đúng thì làm mới đúng. Tiên sinh Ohsawa nói lí thuyết mà không thực hành là vô ích còn thực hành mà không lí thuyết thì nguy hiểm. Ngài nói thực dưỡng là sống theo tự nhiên, như con thú hoang đâu cần chà răng mà răng vẫn không hư, không bị sâu răng. Tôi lơ là chà răng nên bị hư cả hàm răng vì hiểu sai lời của Ohsawa.

Ăn đồ ngọt, trái cây mà không chà răng thì răng hư là phải. Ngài dạy thực dưỡng có tính biến dịch. Khi sức khỏe thay đổi thì thức ăn phải đổi theo. Ngài kể có hướng dẫn cho một đứa bé các món ăn dương để trị bệnh. Nhưng khi đứa bé lành rồi mà người mẹ vẫn cho con ăn theo thực đơn cũ nên đứa bé không lớn nổi. Đứa bé tốt nghiệp đại học rồi mà bé loắt choắt.

Một khó khăn nữa là từ biết đúng tới làm đúng là một hố thẳm. Lỗi lầm thường gặp của người thực dưỡng là ăn nhiều, uống nhiều, ăn không điều độ. Tôi cũng vấp phải điều này. Ohsawa dạy hãy áp dụng số 7. Vì số 7 dễ đạt quân bình nhất. Ngài dạy nên thiết lập thời gian biểu hàng ngày nhờ đó mà ta giữ cho mình ăn đúng để có sức khỏe. Vì ăn, uống quá nhiều, không điều độ dễ bị ngủ nhiều, đầu óc thiếu sáng suốt.

Xin được nghe kinh nghiệm mà bản thân ông tích lũy được từ phương pháp thực dưỡng?

- Những người bệnh nặng dễ ăn thực dưỡng hơn những người khỏe mạnh hay bệnh nhẹ. Trước tiên là ta không nên sợ thất bại vì khi ăn theo thực dưỡng, ta dễ bị lôi cuốn bởi các món khác. Thất bại càng nhiều thì càng có nhiều cơ may thành công. Ohsawa dạy: Càng khó càng vui.

Kế đó, phải có tâm tìm cầu sự thật. Vì chỉ có sự thật mới đem lại tự do. Không thích sự thật bằng cả trái tim thì làm sao có được tự do vô biên, làm sao hiểu được Trật Tự Vũ Trụ? Ohsawa dạy sống chân thật, không nói dối. Trong quyển “Những Chàng Trai Huyền Thoại”, Ohsawa ca ngợi sự trung thực của Gandhi, lãnh đạo người Ấn, đã dũng cảm nói tất cả sai lầm của cuộc đời cho cả thế giới biết với tâm từ vô lượng.

Tiếp theo, người theo thực dưỡng cần phê bình, phản biện, học hỏi để tiến bộ. Dù theo thực dưỡng lâu năm, nhưng cũng có lúc nói sai. Nếu không có phản biện, cứ làm theo thì rất nguy hại. Ví dụ có người nói người gầy không nên ăn gạo lức muối mè số 7 vì sẽ bị suy kiệt và thiếu chất. Trong khi đó Ohsawa dạy là: “bạn có thể ăn số 7 bao lâu cũng được, không nguy hại gì cả”. Nhiều người bệnh gầy ốm mà ăn số 7 trong 7, 8 tháng thì trị lành bệnh nan y mà tôi đã đưa lên trên các trang web như thucduong.vn, diepluc.vn và Facebook của tôi.

Chế độ ăn hiện nay của ông như thế nào?

- Vì răng yếu nên hiện nay tôi ăn cơm lức nhão hay bún lức mềm. Từ 2004, tôi ăn chay trường theo thực dưỡng. Khi bắt đầu ăn gạo lức, tôi ăn mặn chỉ Thứ 7 và Chủ nhật và ăn chay các ngày còn lại. Về sau hiểu tinh thần thực dưỡng là từ bi, không giết hại ngay cả một con vi trùng nên tôi quyết định ăn chay trường.

Tôi theo 2 chế độ là ăn số 7 và ăn âm dương (ăn nhiều rau trái âm rồi phải ăn món rất dương để quân bình). Có lần, tôi ăn nửa trái mít, ăn xong toàn thân bị lạnh, thì tôi uống nước muối để cho ấm người. Đó là ví dụ cách ăn âm dương. Tôi thường xuyên ăn số 7, mỗi đợt thường kéo dài một tháng.

17-03-05_trng-27

 

Và điều đó đã mang lại kết quả ra sao?

- Nhờ thực dưỡng mà tôi không dùng thuốc, không dùng thực phẩm chức năng, không đi bệnh viện đã 32 năm nay. Khi có bệnh, tôi chỉ cần điểu chỉnh ăn uống. Có lần bị viêm khí quản, tôi ăn số 7 trong 2 tuần thì bệnh lành. Lần khác bị nổi mụn ở da, ngứa kinh khủng. Tôi nhịn ăn 3 ngày thì bớt ngứa hơn phân nửa, sau đó tôi ăn số 7 liên tục 2 tuần thì bệnh lành. Tuy nhiên, về sau nếu ăn nhiều nếp hay nhiều dầu thì ghẻ ngứa quay lại; ngưng các món này thì ghẻ ngứa lui.

Có lần, tôi bị rối loạn tiền đình do uống thử lá cây chó đẻ mà về sau tôi nghĩ nó chứa chất bảo quản. Tôi thấy mình như con rối buông tay ra thì té ngã, đi phải vịn. Tôi mất một tháng ăn số 7 mới hết bệnh. Bệnh hôi nách của tôi, chứng nhút nhát, nói nhỏ, nói nhiều bị đau họng cũng phải ăn gạo lức nhiều năm mới hết.

Mắt bị viễn thị 4 độ do một thời gian dài 2, 3 năm ăn rộng các món như: bánh mì đặc ruột công nghệ Pháp, bánh su, bánh pate, bánh sô cô la... phải dùng công phu số 7 trong nhiều tháng thì viễn thị giảm dần và bây giờ khỏi đeo kiếng. Bệnh hoa mắt cũng lành hẳn.

Thực dưỡng cung cấp nhiều năng lượng nên ta làm việc không mệt và hiệu quả. Cá nhân ăn thực dưỡng luôn có thân tâm an lạc (tâm hòa bình). Theo Ohsawa thì nhiều cá nhân hòa bình sẽ đưa tới thế giới hòa bình.

Xem chừng ông rất tâm đắc với thực dưỡng?

- Ăn gạo lức thì vô cùng tiết kiệm, nhu cầu vật chất giảm tối thiểu, không sợ giá cả tăng cao. Mình tự trị lành bệnh cho chính mình. Còn người phi thực dưỡng phải tiêu tốn nhiều tiền cho 2 khoản cơ bản là ăn uống và chữa bệnh. Ăn thực dưỡng càng lâu thì trí tuệ càng phát triển. Mình thấy được “toàn bộ con voi”, thấy được nhiều sự thật mà người khác không thấy, là niềm vui vô tận.

Tôi rất thích những lời dạy quí báu của Ohsawa sau: giữ sự trung thực; phải có tâm tìm cầu chân lí mới hiểu sâu sắc Trật Tự vũ Trụ; phải có lòng biết ơn vô hạn: nhận 1 trả 10.000; có tình yêu bao la không giết một con vi trùng nào; không sợ thất bại, càng khó càng vui. “7 nguyên lí âm dương”, “12 định lí của vô song nguyên lý”, “7 giai đoạn trí phán đoán”, “7 điều kiện sức khỏe”, “7 giai đoạn bệnh tật”, “10 cách ăn” là những chìa khóa tinh túy của tiên sinh Ohsawa giúp ta tiến xa trên con đường tiến tới cõi trời số 7.

Ở tuổi ngoài 60, ông có hứng thú với những công việc gì?

- Tôi tập Yoga khoảng 1,5 h để có thêm sức khỏe ngõ hầu phục vụ tốt hơn. Học tiếng Anh trên mạng để tương lai mang thực dưỡng Việt Nam giao lưu thực dưỡng thế giới.

Theo ông, lý thuyết thực dưỡng của tiên sinh Ohsawa hoàn thiện chưa?

- Theo tôi thì hoàn chỉnh. Vấn đề là làm sao vận dụng lí thuyết  đó vào cuộc sống cho đúng.

Ông nhìn nhận người Việt có thái độ gì với thực dưỡng?

- Khi qua Việt Nam năm 1965, ngài Ohsawa nói không thấy một người béo phì. Mọi người đều ăn cơm lức. Hiện nay, tôi thấy thực dưỡng Việt Nam đang phát triển mạnh. Dân Nhật có thực phẩm sạch nên người Nhật ít ăn thực dưỡng. Người Tây phương ăn thực dưỡng rộng nên họ không phát hiện những điều kì diệu xung quanh. Ăn càng đơn giản càng dễ quân bình, tức có thể phát hiện ra nhiều điều kì diệu.

(Kiến thức gia đình số 34)

Xem thêm
Sai lầm dinh dưỡng tạo cơ chế phát sinh tế bào ung thư

Sai lầm dinh dưỡng được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh ung thư trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Sang chấn tâm lý sau bạo hành, làm sao hóa giải?

Sang chấn tâm lý ở những người từng bị bạo hành, luôn có những diễn tiến phức tạp, mà sự tổn thương ảnh hưởng đến cả cá nhân lẫn cộng đồng.

Đức lang quân nóng lòng có con trai nối dõi

Đức lang quân dù không tôn thờ quan niệm ‘trọng nam khinh nữ’ nhưng vẫn muốn có con trai nối dõi để khỏi bị thiệt thòi thừa kế gia sản.

Máu nhiễm mỡ và hệ lụy từ lối sống không kiểm soát

Máu nhiễm mỡ diễn ra âm thầm nhưng lại phát sinh nhiều biến chứng khó lường, nếu mỗi người không có ý thức phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.

Bình luận mới nhất