| Hotline: 0983.970.780

Vườn hồng vùng núi Đại Huệ hút khách du lịch

Thứ Năm 27/02/2025 , 08:59 (GMT+7)

NGHỆ AN Những vườn hồng trĩu quả chín vàng ruộm khắp các sườn đồi, thung lũng trên dãy Đại Huệ (Nam Đàn, Nghệ An) có sức hấp dẫn, lôi cuốn đến lạ kỳ.

Trước đây, một số hộ trồng hồng ở xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) đã thử sức với kỹ thuật sấy quả hồng tươi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên do đặc điểm của quả hồng cũng như kỹ thuật, dụng cụ, dây chuyền chế biến còn nhiều hạn chế nên chất lượng sản phẩm không như mong đợi, kết quả đem lại không mấy khả quan.

Những cây hồng trĩu quả không chỉ cho người dân thu nhập cao từ bán quả mà còn tạo cảnh sắc nên thơ. Ảnh: Huy Thư.

Những cây hồng trĩu quả không chỉ cho người dân thu nhập cao từ bán quả mà còn tạo cảnh sắc nên thơ. Ảnh: Huy Thư.

Thời gian gần đây, cùng với bán quả hồng tươi, người dân địa phương đã sản xuất thành công rượu hồng. Rượu hồng Nam Anh là sản phẩm độc đáo kết hợp giữa rượu nếp và hương vị tự nhiên của quả hồng. Khi ngâm cùng rượu, vị ngọt của hồng hòa quyện vào men rượu, tạo ra hương vị đặc trưng, vừa có vị ngọt thanh của trái cây, vừa có hương thơm nồng của rượu quê.

Rượu hồng đa dạng về sắc màu, tùy thuộc vào từng loại hồng và cách ngâm nó. Sự kết hợp giữa rượu nếp và quả hồng là sáng tạo mang đậm dấu ấn của địa phương, thể hiện sự tinh tế trong việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên sẵn có. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, là thức uống có thể dùng trong các dịp lễ, tiệc.

Vào mùa thu hoạch hồng, rất đông du khách tìm về vùng núi Đại Huệ để thưởng ngoạn cảnh sắc vườn hồng. Ảnh: Huy Thư.

Vào mùa thu hoạch hồng, rất đông du khách tìm về vùng núi Đại Huệ để thưởng ngoạn cảnh sắc vườn hồng. Ảnh: Huy Thư.

Từ tháng 10 hàng năm trở đi, khi thời tiết bắt đầu se lạnh, cây hồng trút bỏ lá, những quả hồng căng mọng, đỏ rực rỡ trên những cành hồng khẳng khiu trông thật đẹp mắt. Đặc biệt, những vườn hồng cổ thụ có tuổi đời từ 80 - 100 năm, gốc to, sù sì, thân cây cao vút, mang vẻ đẹp nguyên sơ, lãng mạn. Những vườn hồng trĩu quả chín vàng ruộm khắp các sườn đồi, thung lũng trên dãy Đại Huệ có sức hấp dẫn, lôi cuốn đến lạ kỳ.

Sự hấp dẫn của những vườn hồng đã mở ra hướng khai thác mới cho người dân địa phương trong việc phát triển du lịch sinh thái gắn với cây hồng. Những nông trại du lịch sinh thái đa dạng loại hình dịch vụ (bán vé tham quan, phục vụ ăn uống, ngủ nghỉ, bơi lội, cắm trại, giải trí… ) đã lần lượt ra đời. Từ 1 - 2 mô hình ban đầu, nay các địa phương trồng hồng dưới chân núi Đại Huệ đều có những khu du lịch sinh thái quy mô, hấp dẫn, được đầu tư xây dựng công phu... Dưới những vườn hồng trĩu quả, bên các khe suối tự nhiên, các nhà hàng, nhà nghỉ, bể bơi, lán trại, tiểu cảnh… được thiết kế đa dạng, đẹp mắt, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Vùng núi Đại Huệ (huyện Nam Đàn) có cảnh sắc nên thơ mùa hồng chín. Ảnh: Huy Thư.

Vùng núi Đại Huệ (huyện Nam Đàn) có cảnh sắc nên thơ mùa hồng chín. Ảnh: Huy Thư.

Đại diện một khu du lịch sinh thái gắn với vườn hồng ở xã Nam Anh chia sẻ: “Trong tháng cao điểm, có những ngày cuối tuần vườn chúng tôi đón đến 500 - 700 lượt khách. Du khách đến đây có thể ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú với hệ thóng phòng nghỉ khép kín… Nếu muốn sắm quà cho người thân, du khách có thể mua hồng chín tại vườn, rượu hồng và nhiều đặc sản Nam Đàn khác”.

Ngoài những farmstay ra đời sớm như Thung Pheo, Đại Huệ, thời gian gần đây, mọi người còn biết đến Bảo Linh Farm, nông trại Núi Hủng Vàng, vườn Khe Trúc… Trước mùa hồng chín, các khu du lịch, điểm du lịch sinh thái gắn với vườn hồng trên núi Đại Huệ đều khẩn trương tu bổ, tôn tạo cơ sở hạ tầng, trang trí tiểu cảnh, chuẩn bị mọi mặt tốt nhất để đón khách tham quan.

Một bạn trẻ trải nghiệm du lịch vườn hồng. Ảnh: Huy Thư.

Một bạn trẻ trải nghiệm du lịch vườn hồng. Ảnh: Huy Thư.

Ông Nguyễn Xuân Hoành - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Xuân (huyện Nam Đàn) chia sẻ: Sự ra đời của Nông trại du lịch sinh thái Núi Hủng Vàng đã thổi luồng gió mới vào nghề trồng hồng ở địa phương. Đây là mô hình du lịch sinh thái gắn với vườn hồng đầu tiên ở Nam Xuân, bắt đầu đi vào hoạt động từ mùa thu hoạch hồng 2024 - 2025. Cùng với việc bảo tồn giống hồng bản địa có chất lượng tốt, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, người dân đã chú trọng hơn đến việc khai thác tiềm năng, lợi thế của cây hồng để phát triển du lịch.

Xem thêm
Rủi ro dịch bệnh bùng phát vì... tiếc tiền tiêm vaccine cho gia súc

Chăn nuôi nhỏ lẻ gây khó khăn lớn trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên gia súc ở vùng cao Bát Xát (Lào Cai).

Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi, Nam Định tổng lực dập dịch

Tỉnh Nam Định phát công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương tổng lực dập dịch sau khi xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 2 xã thuộc 2 huyện.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

1 tàu cá Quảng Nam bị xử phạt 400 triệu đồng

Với mức phạt 400 triệu đồng, chủ tàu cá bị tước quyền sử dụng chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng I trong 9 tháng do không duy trì thiết bị giám sát hành trình.

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.