| Hotline: 0983.970.780

Người Mông lưu lạc sang Pakistan:

Vừ Già Pó thề không bao giờ đặt chân tới Trung Quốc!

Thứ Ba 13/05/2014 , 11:42 (GMT+7)

“Cuộc sống khắc nghiệt nơi đó không dành cho mình. Tôi thấy mình rất may mắn mới được trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đình” / Người Mông lưu lạc tận Pakistan khóc nức nở ngày về

“Có cho tôi hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng tôi cũng sẽ không bao giờ đặt chân sang Trung Quốc nữa. Cuộc sống nơi “địa ngục” đó không dành cho mình đâu” - người đàn ông vừa trở về sau hành trình lưu lạc 5.800km chia sẻ.

Rẻo cao Khau Vai, Mèo Vạc, Hà Giang đang xôn xao trước sự việc anh Vừ Già Pó mất tích 2 năm, nay bỗng dưng trở về. Sự mất tích quá lâu và bí ẩn của anh khiến nhiều người gần như đã quên đi sự tồn tại của anh trong ngôi làng.

Chiều 12/5, sau những nỗ lực trên chặng đường gần 500 km, PV Dân trí đã gặp được anh Vừ Già Pó - người đàn ông lưu lạc từ Trung Quốc sang tận Pakistan - để nghe anh kể về cuộc hành trình lưu lạc đầy gian khổ và... bí ẩn của mình.

Anh Vừ Già Pó chạy về nhà sau suốt 2 năm mất tích, trong niềm cảm xúc dâng trào.
Anh Vừ Già Pó chạy về nhà sau suốt 2 năm mất tích, trong niềm cảm xúc dâng trào.

Anh Pó kể, trong suốt quãng thời gian lưu lạc bên xứ người, những hoàn cảnh khắc nghiệt khiến anh đã có lúc nghĩ rằng mình sẽ không thể vượt qua.

“Sau một tuần trốn khỏi nơi làm việc, tôi bất ngờ bị tụt lại phía sau rồi lạc mất mọi người giữa đường phố đông đúc. Kể từ đó, tôi cứ lang thang khắp nơi. Lấy hướng mặt trời mọc đằng Đông để tìm đường về biên giới. Một mình lang thang khi trong túi không một đồng tiền; đói lúc nào thì xin ăn lúc đó. Do bất đồng về ngôn ngữ không thể giao tiếp được với ai, tất cả đều ra hiệu bằng cử chỉ, nên mọi thứ đều rất khó khăn. Có những lúc đi 2 ngày liền không gặp một bóng người đành nhịn đói, thấy nước ở đâu thì múc để uống” - anh Pó nhớ lại.

Anh Pó kể, anh mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Sau khi lấy vợ, do hoàn cảnh quá khó khăn, anh đã tin lời kẻ xấu dụ dỗ vượt biên sang Trung Quốc làm thuê, mong kiếm được tiền gửi về nuôi vợ con. Không ngờ chuyến đi Trung Quốc ấy lại là khởi đầu cho chuỗi hành trình kéo dài suốt 2 năm và qua 5.800km đầy "hoang đường" của mình.

Trong suốt hành trình 2 năm lưu lạc, không ngày nào anh không nghĩ về vợ con, về gia đình; lấy đó làm động lực để có thể vượt qua những thời điểm khó khăn, khắc nghiệt nhất.

Có những hôm anh Pó phải băng qua khu rừng heo hút, đi hàng chục cây số không gặp một bóng người. Có lúc quá mệt anh đã thiếp đi giữa khu rừng đêm giá rét; xung quanh toàn những âm thanh của núi rừng, muông thú...; chỉ mong trời mau sáng. Nhưng may mắn anh có một sức khỏe tuyệt vời nên trong suốt hành trình lưu lạc 5.800 cây số, anh không hề bị ốm.

Anh cứ đi như vậy qua nhiều vùng đất xa lạ, trong nhiều loại điều kiện thời tiết khắc nghiệt... mãi cho đến một ngày anh đi vào khu hàng rào đầy dây thép gai, bất ngờ có nhiều người mang theo súng ập đến bắt đi. Lúc đó anh mới biết mình đã đi sang tận Pakistan và đang bị lực lượng cảnh sát nước này bắt giữ.

Nước mắt ngày trở về
Nước mắt ngày trở về

Chia sẻ với PV ngay sau khi được trở lại ngôi nhà và quê hương thân yêu sau 2 năm trời xa cách, anh Vừ Già Pó bày tỏ: “Bây giờ tôi rất mừng đã được về đoàn tụ với vợ con. Tôi sẽ không bao giờ rời bỏ gia đình nữa. Có cho tôi hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng, tôi cũng sẽ không bao giờ đặt chân sang Trung Quốc nữa. Cuộc sống nơi “địa ngục” mà tôi vừa trải qua đã quá khổ sở rồi”.

Anh Pó tâm sự, giờ anh chỉ muốn được ở bên vợ con, người thân, làm ăn chân chính tại quê nhà. Anh mong những người đang có ý định vượt biên sang Trung Quốc làm ăn nhìn vào bài học của anh để suy nghĩ lại. “Cuộc sống khắc nghiệt nơi đó không dành cho mình. Tôi thấy mình rất may mắn mới được trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đình” - anh Vừ Già Pó chia sẻ.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Phong trào nuôi con đặc sản lan tỏa khắp xứ Thanh

Nhiều mô hình nuôi con đặc sản tại Thanh Hóa như nhím, dúi, ba ba… mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, cả thiện cuộc sống.

Gỡ khó cho giết mổ tập trung: [Bài 3] Chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Gia Lai Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn thiếu, nhiều cơ sở xuống cấp, không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm... đang là thực tế tại Gia Lai.

Tỏi Sanuki bén duyên rẻo cao Kỳ Sơn

Trồng thử nghiệm tại xã Na Ngoi, giống tỏi Sanuki chất lượng cao của Nhật Bản phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng nơi dải đất cao.  

Nhà khoa học U90 và giấc mơ xanh hóa nông nghiệp bằng bèo hoa dâu

Sau 3 tháng điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, viêm cơ, mới tập tễnh đi lại được bà đã rủ tôi sang Học viện Nông nghiệp Việt Nam để thăm bèo hoa dâu.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Công an Quảng Nam tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân

Công tác tuyên truyền nhằm giúp ngư dân nắm rõ các quy định pháp luật, hạn chế vi phạm khi khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn trong quá trình hành nghề.

Bến Tre hướng đến mục tiêu xanh, phát triển bền vững

Để hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững và đáng sống, Bến Tre đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án trồng cây xanh và tập trung bảo vệ, phát triển cây rừng.

Bình luận mới nhất