| Hotline: 0983.970.780

Vợ có thói quen cằn nhằn mọi lúc, mọi nơi

Chủ Nhật 31/07/2016 , 10:05 (GMT+7)

Anh Đức, trưởng phòng một công ty thiết kế nội thất, thường không hiểu tại sao bà xã của mình có thể nói, nổi nóng, cằn nhằn chồng mọi lúc mọi nơi.

Chồng lỡ quên vất tàn thuốc lá xuống sàn, liền bị vợ chỉnh; đi làm về dắt xe vào lỡ làm bẩn nền nhà, cũng bị vợ nói.

Thực ra, cằn nhằn cũng là một phương thức biểu đạt của tình yêu. Bởi lẽ phụ nữ không biết nổi giận giống như một cốc nước lọc, ngoài tác dụng giải khát thì chẳng có chút dư vị gì. Có người lại so sánh, một người vợ ưa cằn nhằn, lại giống một loại rượu vang lâu năm, tuy mạnh nhưng lại có vị nồng đượm khó quên.

Tuy nhiên, người vợ cũng nên biết khi nào nên làm nước lọc, khi nào nên làm rượu, vì chồng mình không thể nào uống rượu cả đời được. Hơn thế, phụ nữ là người thích nói, dễ cáu giận nhưng cũng dễ mềm lòng, dễ nổi nóng nhưng cũng dễ thỏa hiệp, dễ cằn nhằn, nhưng cũng là vì muốn tốt cho chồng mà thôi.

Từ lúc sống chung đến nay, không ít lần chị Hạnh khuyên chồng bỏ dần thuốc lá, vì chồng chị vốn có tiền sử bệnh phổi. Khuyên mãi chồng vẫn không nghe, chị hết chọn cách nói xa nói gần đến cằn nhằn, than thở nhằm mục đích “để ổng sợ bị bệnh rồi bỏ thuốc lá”. Nhưng kết quả chẳng đến đâu, vợ chồng chị dần ít noi chuyện với nhau hơn trước, chồng chị thường lẻn ra ngoài hút thuốc để tránh sự xoi mói của vợ.

Trên thực tế, cằn nhằn là một loại bệnh lý, phản ánh tâm lý không biết phải làm thế nào với sự chênh lệch của hiện thực, mong mỏi cháy bỏng trong cuộc sống hôn nhân của người vợ. Nếu quan sát kỹ, người chồng có thể nhận ra cằn nhằn là biểu hiện của sự không vui vẻ, không hạnh phúc của người phụ nữ.

Cuộc sống vợ chồng thay đổi khá nhanh chỉ sau gần năm năm lấy chồng khiến chị Huyền cảm thấy sốc. Từ một người chồng thường xuyên quan tâm đến vợ, chồng chị, anh Quốc lại dành thời gian bên ngoài nhiều hơn là cho gia đình riêng của mình. Quanh quẩn trong nhà với cô vợ hay cằn nhằn khiến anh có tâm lý “oải”, chỉ muốn tìm cách đi đâu đó cho bớt mệt cái lỗ tai. Đã vậy, vừa ló mặt vô nhà lại bị vợ “hỏi han”.

Chị Huyền cho biết: “Tôi cằn nhằn là có lý do cả thôi. Mỗi cuối tuần, nhờ chồng chở đi siêu thị mà cũng bị làm khó. Trong khi ổng chỉ kiếm cớ họp mặt với mấy người bạn vô công rỗi nghề, chứ có bận bịu gì đâu. Trước đây, ổng đâu có vậy. Nhìn thấy phát chán!”. Phụ nữ thường mơ mộng trong cuộc sống nói chung và hôn nhân nói riêng.

Nếu cuộc sống sau hôn nhân vẻn vẹn chỉ như câu cá bắt bướm, phụ nữ không nhận được sự quan tâm thương yêu của chồng mình thì ắt sẽ nảy sinh những ưu phiền. Điều này dẫn đến họ không hài lòng, mệt mỏi với chồng và muốn được thay đổi. Khi không tìm được cách nào thay đổi, thì xảy ra tình trạng nói nhiều hay cằn nhằn là dễ hiểu, đây cũng chính là biểu hiện nhu cầu của họ.

Nói chung... phụ nữ thường có hàng tá lý do để cằn nhằn, nhưng cơ bản là họ muốn chồng mình tốt lên, muốn mối quan hệ giữa hai người được cải thiện. Chẳng hạn như, chồng không làm việc nhà, không giặt giũ nấu cơm, khiến vợ tức giận, đó là vì cô ấy muốn bạn vận động nhiều hơn một chút, thay vì ngồi lì trước màn hình tivi hoặc máy tính, hoặc nằm ườn trên giường ngủ nướng.

Chồng hút thuốc, vợ cằn nhằn, vì quan tâm đến sức khỏe của bạn. Chồng uống rượu, vợ tức bạn, đó là vì lo lắng sau khi uống say sẽ không có ai chăm sóc cho bạn, sợ bạn gặp chuyện không hay.

Phụ nữ khó hiểu nhưng nếu được chồng yêu hơn, quan tâm hơn một chút, bạn sẽ thấy thực ra cô ấy cũng đơn giản vô cùng. Bên cạnh một người đàn ông để mình tức giận, để cằn nhằn, đồng thời là một niềm hạnh phúc rất lớn của phụ nữ. Vậy nên, hãy trân trọng người phụ nữ ngày ngày cằn nhằn bên tai bạn, vì trong sự tức giận của cô ấy đong đầy sự quan tâm, lo lắng, yêu thương và kỳ vọng dành cho bạn.

(Kiến thức gia đình số 29)

Xem thêm
Sai lầm dinh dưỡng tạo cơ chế phát sinh tế bào ung thư

Sai lầm dinh dưỡng được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh ung thư trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Sang chấn tâm lý sau bạo hành, làm sao hóa giải?

Sang chấn tâm lý ở những người từng bị bạo hành, luôn có những diễn tiến phức tạp, mà sự tổn thương ảnh hưởng đến cả cá nhân lẫn cộng đồng.

Yêu một người nhờ giọng nói chinh phục trái tim

Yêu một người có hàng nghìn lý do khác nhau, nhưng yêu một người thông qua giọng nói truyền cảm lại đòi hỏi trái tim có cùng nhịp đập ân cần.

Máu nhiễm mỡ và hệ lụy từ lối sống không kiểm soát

Máu nhiễm mỡ diễn ra âm thầm nhưng lại phát sinh nhiều biến chứng khó lường, nếu mỗi người không có ý thức phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.

Bình luận mới nhất