| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ nuôi mới nâng cao hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường

Thứ Ba 28/01/2025 , 15:47 (GMT+7)

Năm 2025, ngành nông nghiệp Phú Yên sẽ nghiên cứu, áp dụng các công nghệ nuôi mới nhằm đảm bảo tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường.

Năm vừa qua, giá tôm thẻ thương phẩm ở mức thấp nên người nuôi không hiệu quả. Ảnh: KS.

Năm vừa qua, giá tôm thẻ thương phẩm ở mức thấp nên người nuôi không hiệu quả. Ảnh: KS.

Giá thấp, nuôi tôm nước lợ không hiệu quả

Ông Nguyễn Minh Chánh, một người nuôi tôm ở phường Hòa Hiệp Nam, TX Đông Hòa cho biết, năm 2024 do ảnh hưởng thời tiết bất lợi nên nuôi tôm nước lợ trên địa bàn phát triển chậm, cộng với giá tôm thương phẩm thấp, bà con thu hoạch mang lại hiệu quả không cao.

Như gia đình ông Chánh, năm vừa qua thả nuôi 3 ao tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích gần 2ha. Tuy tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi có giảm, song giá bán từ 75-80 ngàn đồng/kg (loại 100 con/kg) nên cả 3 vụ nuôi chỉ lãi khoảng 30 triệu đồng.

Ông Đỗ Tấn Thành, cán bộ Phòng Kinh tế TX Đông Hòa, cũng cho rằng, sỡ dĩ nuôi tôm nước lợ năm 2024 trên địa bàn hiệu không cao, bởi giá tôm thương phẩm xuống thấp. Giá tôm từ 75-80 ngàn đồng/kg cỡ 100 con/kg là thấp hơn 30-40 ngàn đồng/kg so với các năm trước. Trong khi chi phí đầu tư tăng cao nên nhiều cơ sở, hộ nuôi sản xuất cầm chừng. Ngoài ra một số vùng nuôi do ảnh hưởng các đợt nắng nóng nên xảy ra dịch bệnh.

Theo Phòng Kinh tế TX Đông Hòa, năm 2024, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trên địa bàn khoảng 950ha, năng suất bình quân 5,48 tấn/ha, sản lượng khoảng 5.220 tấn.

Năm vừa qua, trên địa bàn thị xã có 45ha tôm nuôi bị bệnh, chủ yếu các bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, vi bào tử trùng. Địa phương đã hỗ trợ 4 tấn hóa chất sodium chlorite 20% xử lý kênh mương và 2,65 tấn hóa chất để xử lý các ao tôm nuôi bị bệnh.

Vùng nuôi tôm nước lợ ở thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: KS.

Vùng nuôi tôm nước lợ ở thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: KS.

Còn tại TX Sông Cầu, diện tích nuôi trồng thủy sản ao đìa năm 2024 trên địa bàn khoảng 680ha. Ông Hồ Nam Yên, Trưởng phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho biết, dù thời tiết trong năm qua gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản nhưng nhờ triển khai tốt các phương án nên dịch bệnh trên thủy sản nuôi ao đìa xảy ra không nhiều. Cụ thể, năm 2024, toàn thị xã có 3,3ha cá mú nuôi tại xã Xuân Hải bị bệnh hoại tử thần kinh, vi khuẩn và ký sinh trùng; khoảng 1ha tôm sú nuôi bị bệnh đốm trắng.

Bà Lê Thị Hằng Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên, thông tin, năm 2024, toàn tỉnh thả nuôi khoảng 2.670ha, trong đó 1.910ha tôm thẻ chân trắng, 250ha tôm sú và hơn 220ha nuôi cá, còn lại nuôi thủy sản khác. Năm qua, toàn tỉnh có 56ha tôm nuôi nước lợ bị bệnh, trong đó 36,5ha bệnh hoại tử gan tụy cấp, 1,5ha bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô, 5ha bệnh vi bào tử trùng, 13ha bệnh đốm trắng. Ngoài ra, 2ha cá bị bệnh hoại tử thần kinh.

Để nuôi trồng thủy sản hiệu quả 

Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND TX Đông Hòa, năm 2025, thị xã vẫn giữ ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 955ha, sản lượng đạt khoảng 6.625 tấn, trong đó sản lượng tôm nước lợ khoảng 5.060 tấn.

Để nuôi tôm hiệu quả, địa phương đang tập trung chỉ đạo lịch thời vụ thả nuôi, mật độ nuôi, kiểm tra và hướng dẫn cải tạo ao đìa, chăm sóc và phòng trị bệnh trên tôm nuôi. Cùng với đó, địa phương phối hợp cùng các cơ quan của tỉnh tăng cường kiểm tra, quản lý con giống, thức ăn và thuốc phòng trị bệnh tôm; kiểm tra cảnh báo môi trường và dịch bệnh.

Ngoài ra, để mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho nghề nuôi trồng thủy sản, TX Đông Hòa đang phát triển các vùng nuôi theo hướng đa loài, nuôi thưa, nuôi ghép, nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời sắp xếp ổn định vùng nuôi tôm trên cát, chuyển đổi một số vùng hạ lưu sông Bàn Thạch sang trồng cói, nuôi luân canh 1 vụ lúa 1 vụ tôm và phát triển một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt.

Năm 2025, Sở NN-PTNT Phú Yên tiếp tục phối hợp với các địa phương sắp xếp lại các vùng nuôi trồng thủy sản phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đề án được duyệt và quy hoạch sử dụng đất của các địa phương.

Tỉnh Phú Yên khuyến khích nuôi biển ứng dụng vật liệu lồng mới thân thiện với môi trường. Ảnh: A.Chung.

Tỉnh Phú Yên khuyến khích nuôi biển ứng dụng vật liệu lồng mới thân thiện với môi trường. Ảnh: A.Chung.

Cùng với đó, nghiên cứu, áp dụng các công nghệ nuôi mới, giảm ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; duy trì sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển sống dựa vào nuôi trồng thủy sản.  Phát triển đột phá nuôi trồng thủy sản công nghiệp vùng biển hở xa bờ khi hội đủ các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật và cơ chế chính sách.

Theo ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, địa phương đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần xây dựng một số cơ chế, chính sách để phát triển thủy sản. Trong đó, có những chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển như hỗ trợ một lần sau đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, bảo hiểm…

Bên cạnh đó, cần xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến nuôi biển, nhất là nuôi biển công nghiệp vùng biển hở. Ngoài ra, các bộ, ngành Trung ương cần có hướng dẫn quy trình, thủ tục cấp phép nuôi biển và giao khu vực biển cho nuôi trồng thủy sản, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý địa phương triển khai thực hiện. 

Xem thêm
Nuôi 7.000 gà lấy trứng, nông dân lỗ gần 2 triệu đồng mỗi ngày

Giá trứng hiện quanh mốc 1.300 - 1.400 đồng/quả và theo dự đoán, sau dịp lễ 30/4 và 1/5, có thể tụt xuống 1.000 - 1.100 đồng/quả.

Nắng nóng gay gắt khiến cua nuôi chết rải rác

CÀ MAU Điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt khiến tôm nuôi, cua nuôi bị chết rải rác, người nuôi lo lắng.

Về vùng nếp Quạ đen 200 ha dùng vôi bột diệt ốc bươu vàng

Sau 3 năm trở lại, tôi bất ngờ khi ông Đinh Văn Dự -Tổ trưởng Tổ khuyến nông xã Thắng Sơn báo tin 100% diện tích vụ mùa quê mình cấy nếp Quạ đen.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Sơn La chuẩn bị tuần tra bảo vệ rừng khu vực biên giới

Sơn La chuẩn bị tuần tra bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) khu vực vành đai biên giới thuộc địa phận huyện Yên Châu.