| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Tìm ra nguyên nhân 10 tấn cá bỗng dưng bị chết

Thứ Năm 22/10/2020 , 11:00 (GMT+7)

Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin: “Tuyên Quang: Hơn 10 tấn cá đang lớn bỗng dưng đồng loạt chết”, các ngành chức năng của tỉnh đã vào cuộc tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân cá đồng loạt chết được xác định là do môi trường sống không được an toàn. Ảnh: Đào Thanh.

Nguyên nhân cá đồng loạt chết được xác định là do môi trường sống không được an toàn. Ảnh: Đào Thanh.

Theo báo cáo mới đây của Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang, tại thôn Thanh Sơn, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương hiện có 3 hộ nuôi cá lồng với 14 lồng cá, tổng diện tích là 576 m2. Các loài cá nuôi gồm trắm cỏ, lăng đen, chép, rô phi đơn tính, diêu hồng, trắm đen… với số lượng khoảng 30.000 con (khoảng 45 tấn).

Qua kiểm tra thực tế tại các hộ chăn nuôi, số lượng cá bị chết đến thời điểm kiểm tra ước tính khoảng 10 tấn cá các loại, trong đó hộ gia đình bà Lê Thị Duyên bị thiệt hại nhiều nhất.

Qua kiểm tra thực tế, các ngành chức năng của tỉnh Tuyên Quang xác định, mặt nước nuôi cá là hồ được hình thành từ việc khai thác quặng thiếc đã bỏ và tự tích nước, độ sâu lớn (ước tính> 30m) do vậỵ lớp bùn đáy đã không được cải tạo, nạo vét dẫn đến các chất hữu cơ tích tụ lâu ngày phân hủy thành các khí độc H2S, NH4 +, các chất khí này được giữ lại đáy hồ bởi 1 lớp bùn mỏng ngăn không cho khí độc ra môi trường nước, khi lượng khí độc được tích tụ nhiều và phá vỡ lớp bùn bao sẽ dẫn đến hiện tượng cướp oxy của môi trường nước gây ra hiện tượng thiếu oxy làm cá bị chết.

Cùng với đó, mật độ nuôi cá tại khu vực nuôi cao, theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt; Điều kiện an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, với tổng diện tích 60.000m2 chỉ được đặt 1 lồng nuôi 36m2 .

Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cũng đề nghị UBND xã Hợp Hòa phân công, bố trí cán bộ thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tại các hộ nuôi cá lồng, báo cáo kịp thời diến biến, tình hình cá nuôi tại thôn Thanh Sơn và trên địa bàn toàn xã. Các đơn vị chuyên môn cần hướng dẫn hộ chăn nuôi các biện pháp kỹ thuật để việc chăn nuôi cá an toàn, hiệu quả.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.