| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng cây cam chanh Vũ Quang ở Quảng Bình

Thứ Tư 17/06/2020 , 06:30 (GMT+7)

Qua gần hai năm nghiên cứu trồng thử nghiệm, giống cam chanh Vũ Quang thích nghi vùng đất gò đồi, có khả năng sinh trưởng tốt và chống chịu với thời tiết ở Quảng Bình.

Tham quan đánh giá mô hình trồng cam chanh Vũ Quang.

Tham quan đánh giá mô hình trồng cam chanh Vũ Quang.

Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học - Công nghệ và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Bình, giữa tháng 8/2018, Phòng NN-PTNT huyện Lệ Thủy đã thực hiện mô hình “Trồng thử nghiệm giống cam chanh Vũ Quang trên vùng đất gò đồi” tại vườn hộ của ông Trần Văn Hiến ở xã Phú Thủy và ông Hoàng Đại Vương ở xã Mai Thủy.

Giống cam chanh Vũ Quang được trồng nhiều ở tỉnh Hà Tĩnh, tập trung nhiều nhất ở huyện Vũ Quang với diện tích trên 3.000 ha và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Loại giống cam này có ưu điểm nổi trội như: khả năng thích nghi rộng, sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao, quả thơm ngon, vị ngọt đậm, quả chín có màu xanh vàng, bề mặt vỏ tròn nhẵn, là sản phẩm được thị trường ưa chuộng hiện nay.

Với diện tích thử nghiệm là 0,5 ha/vườn hộ, mô hình nhằm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu thời tiết và hiệu quả kinh tế của giống cam chanh Vũ Quang trên vùng đất đồi dốc, cao cưỡng nằm ở phía Tây của huyện Lệ Thủy để có cơ sở khoa học khuyến cáo người nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích; đồng thời đa dạng hóa các loại nông sản tại địa phương.

Theo Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lệ Thủy Nguyễn Văn Vương, vào năm thứ 2 sau khi trồng, một số cây cam đã cho quả bói, do đó chưa có cơ sở để đánh giá năng suất, chất lượng cuối cùng được.

Tuy nhiên, qua thử nghiệm bằng cảm quan về độ ngon, ngọt của những quả bói để so sánh thì cam trồng tại Lệ Thủy có chất lượng tương đương với cam trồng tại huyện Vũ Quang.

Mặc dù chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế nhưng qua giai đoạn ban đầu có thể thấy cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, thích nghi với lập địa và điều kiện khí hậu địa phương…

Tuy vậy, để khảo nghiệm cho kết quả cuối cùng, thời gian thử nghiệm cần kéo dài đến khi cây cho quả ổn định, đồng thời theo dõi các yếu tố liên quan như sâu bệnh và cách phòng trừ, khảo nghiệm giống và xuất xứ, quy trình chăm sóc… nhằm đánh giá kết quả toàn diện và sử dụng làm tài liệu khuyến cáo nhân rộng mô hình...

Mô hình thành công tạo tiền đề cho việc mở rộng diện tích, hình thành nên các vùng trồng cam thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hóa cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế tại các xã vùng gò đồi...

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.