Thứ Bảy, 28/6/2025 1:17 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Tiết kiệm nước vùng hạn, mặn

Thứ Năm 17/03/2016 , 07:15 (GMT+7)

Theo nhóm nghiên cứu khoa học của Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (ĐH Cần Thơ), mùa mưa ĐBSCL thừa nước ở vùng lũ, nhưng mùa khô thì khan hiếm nước tưới.

Vùng ven biển Trà Vinh, Sóc Trăng thường bị xâm nhập mặn vào mùa khô ảnh hưởng đến SX nông nghiệp. Việc đắp đê canh tác lúa vụ 3 làm nước lũ về không còn chỗ chứa, thoát hết ra biển Tây và biển Đông. Vào mùa khô các hồ thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong tích nước nên hạ du càng thiếu nước...

Hệ thống sông Mekong hiện có 11 dự án xây hồ thủy điện đã xây dựng xong và 77 dự án đập khác sẽ được thực hiện đến năm 2030. Vì nằm ở khu vực hạ lưu nên ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Một nguyên nhân nữa là hai nước Lào và Campuchia đang tìm cách tăng diện tích canh tác và các dự án chuyển nước phục vụ SX nông nghiệp ở vùng đông bắc Thái Lan.

Nhóm nghiên cứu đặt vấn đề trữ nước lũ để SX nông nghiệp trong mùa khô. Việc đào ao, kênh để trước nước lũ đem lại lợi ích như: Giảm tác động của lũ, phân tán lũ trong mùa lúa; cung cấp nước SX nông nghiệp cho mùa khô; góp phần giảm xâm nhập mặn; tồn trữ cá thiên nhiên sau khi lũ rút và sử dụng mặt ao nuôi thả cá, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.

Bắp là cây trồng cạn có khả năng thích nghi vùng khô hạn. Ở huyện Châu Phú (An Giang), sản lượng bắp đứng thứ hai sau lúa. Kết quả mô hình trữ nước phù hợp để tưới cho cây bắp trong vụ ĐX, nhóm nghiên cứu của ĐH Cần Thơ cho biết: Tổng lượng nước cho 0,2 ha/vụ bắp cần 1.439m3 và đào ao trữ nước hình vuông có cạnh 29m, sâu 1,8m có thể trữ được hơn 1.500m3. 1 m3 nước tưới SX được hơn 1,3 kg bắp tương đương lợi nhuận 4.300đ. Trong khi SX lúa 1 m3 nước tưới tạo ra lợi nhuận chỉ 3.800đ. Ngoài ra lợi nhuận thu được từ nuôi cá thiên nhiên 30 triệu đ/ha ao/vụ.

18-46-46_trong-bp-o-vung-kho-hn-huyen-chu-phu-tinh-n-ging-nh-hd
Trồng bắp ở vùng khô hạn huyện Châu Phú, An Giang

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) cho rằng, những vùng ven biển phải tính toán lại và tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật khôn khéo để thích ứng được với biến đổi khí hậu. 
Cụ thể là tăng cường quan trắc, dự báo sớm tình hình hặn mặn; triển khai hoàn chỉnh các công trình thủy lợi (kênh, hồ trữ nước, cống, đập, trạm bơm); chuyển lúa sang cây trồng cạn, nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn ở những vùng bị hạn nặng; tưới tiết kiệm; đẩy mạnh truyền thông về nguy cơ hạn, mặn kịp thời đến cộng đồng.

Nhóm nghiên cứu đề xuất phương pháp tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới ngầm nhằm tiết kiệm nước tưới trong điều kiện hạn, mặn. Trong đó tưới phun bằng phương pháp thủ công (tưới thùng), tưới bán cơ giới (ống xịt từ máy bơm), tưới bằng hệ thống phun mưa tự động. Tưới phun có ưu điểm tiết kiệm nước, có thể giảm 40 - 50% lượng nước so với tưới ngập thông thường.

Tưới nhỏ giọt qua đường ống đặt sát mặt đất hoặc chôn ngầm, có gắn các vòi tưới nhỏ giọt dưới đất. Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước ít hơn các phương pháp khác khoảng trên 30% lượng nước, nhưng hiệu suất tưới có thể trên 90%. Hiện phương pháp tưới nhỏ giọt hiện đại có kiểm soát bằng máy tính được ứng dụng rộng rãi ở Israel nhằm tiết kiệm nước và hạn chế tối đa sự xói mòn đất.

PGS.TS Châu Minh Khôi, Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) cho biết mô hình canh tác lúa ở huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) ứng dụng kỹ thuật tưới ngập - khô luân phiên (AWD- biện pháp tưới tiết kiệm trong canh tác, ruộng được tưới khi lớp nước trên mặt ruộng đã cạn. Phương pháp này đang được áp dụng ở Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc).

Trong điều kiện thiếu nước tưới vụ ĐX hoặc đầu vụ HT, trên mặt đất ruộng bằng phẳng, không có tầng phèn cạn (dưới 40cm), độ mặn dưới 1%o) và đặt ống (nhựa PVC) đo theo dõi mực nước ruộng.

Kết quả áp dụng AWD tiết kiệm từ 9,9 - 19,4% lượng nước tưới. Tưới nước tiết kiệm ở chế độ -15 cm (tưới ngập 5cm khi mực nước ruộng giảm -15 cm so với mặt ruộng) không ảnh hưởng đến năng suất lúa và không tăng độ mặn đất; tưới nước tiết kiệm ở chế độ -30cm có khả năng tăng độ mặn đất và giảm năng suất lúa.

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Từ lao đao đến ổn định nhờ vaccine dịch tả lợn Châu Phi

Từng nhiều lần điêu đứng vì dịch tả lợn Châu Phi (ASF), anh Nguyễn Thanh Tùng đã quyết định sử dụng vaccine ASF của AVAC, bước ngoặt giúp trang trại dần ổn định trở lại.

Để Mộc Châu trở thành 'Đà Lạt thứ hai'

Để sản xuất có lãi, nhà đầu tư nên gieo trồng các giống rau năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, bảo quản được dài ngày, chịu được vận chuyển đi xa.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản khẳng định vai trò tư vấn chiến lược

Đảng bộ Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản quyết tâm đồng hành cùng ngành nông nghiệp thực hiện mục tiêu hiện đại sản xuất, tăng tốc trong xuất khẩu.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất