| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế và Đà Nẵng ký quy chế phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh

Chủ Nhật 25/08/2024 , 16:37 (GMT+7)

Việc ký kết quy chế phối hợp sẽ giúp công tác bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học vùng giáp ranh được tốt hơn.

Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế và Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng ký kết quy chế phối hợp công tác lâm nghiệp vùng giáp ranh. Ảnh: CĐ.

Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế và Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng ký kết quy chế phối hợp công tác lâm nghiệp vùng giáp ranh. Ảnh: CĐ.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế và Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp công tác lâm nghiệp vùng giáp ranh cùng với 3 Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng.

Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng là hai đơn vị hành chính cấp tỉnh liền kề, vùng giáp ranh hầu hết là rừng tự nhiên, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tính đa dạng sinh học cao, có độ che phủ rừng và trữ lượng gỗ lớn.

Đặc biệt tại khu vực này có 3 khu rừng phòng hộ và đặc dụng quan trọng là Vườn quốc gia Bạch Mã, rừng phòng hộ Bắc Hải Vân và Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa. Tổng chiều dài vùng giáp ranh khoảng 64 km, trong đó có quốc lộ 1A và cao tốc La Sơn – Túy Loan đi qua địa phận hai địa phương.

Trong những năm qua, lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng các đơn vị vùng giáp ranh đã thực hiện một số hoạt động phối hợp trong công tác lâm nghiệp, nhiều vụ xâm hại tài nguyên rừng được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, một số vụ vi phạm không bắt giữ được đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm minh, một số vụ xử phạt người vi phạm ngoài địa phương gặp khó khăn, việc chia sẻ thông tin thiếu kịp thời, đặc biệt các hoạt động vi phạm lâm luật ở khu vực đường cao tốc La Sơn- Túy Loan.

Lực lượng tuần tra bảo vệ rừng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: CĐ.

Lực lượng tuần tra bảo vệ rừng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: CĐ.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp tại khu vực vùng giáp ranh, Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học do WWF Việt Nam tổ chức thực hiện - Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn Đa dạng sinh học do USAID tài trợ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế và Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng đã phối hợp, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp công tác lâm nghiệp vùng giáp ranh.

Quy chế phối hợp gồm có 3 chương với 16 điều với mục đích chính: thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả về chuyên môn và tăng cường trao đổi thông tin, xử lý thông tin giữa các đơn vị phối hợp trong lĩnh vực lâm nghiệp vùng giáp ranh; quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; kiểm soát, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; hạn chế xảy ra điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật qua vùng giáp ranh, đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ.

Quy chế phối hợp này quy định mục đích, nguyên tắc, hình thức, nội dung trong công tác lâm nghiệp khu vực giáp ranh giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, nhằm đảm bảo cho tài nguyên rừng vùng giáp ranh được bảo vệ và phát triển một cách bền vững.

Trên cơ sở nội dung Quy chế phối hợp này, các đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của các đơn vị phối hợp, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình thực tế có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch hoặc tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp vùng giáp ranh xây dựng Kế hoạch phối hợp cụ thể để tổ chức thực hiện.

Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc ký kết Quy chế phối hợp hy vọng sẽ giúp tăng cường sự phối kết hợp giữa các đơn vị liên quan, đặc biệt giữa lực lượng kiểm lâm của 2 địa phương, các chủ rừng và giúp cho công tác bảo vệ, phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng được hiệu quả hơn. 

Xem thêm
Bí quyết nuôi ong theo mùa hoa tự nhiên

CẦN THƠ Để mật ong đa hương vị, anh Nguyễn Kim Trọng (34 tuổi, ở TP. Cần Thơ) đưa các thùng ong đến nhiều tỉnh theo mùa hoa tự nhiên: tràm, dừa, chôm chôm, nhãn, lúa…

[Bài 1] Heo khỏe, trại sạch nhờ công nghệ số

BÌNH DƯƠNG Khi dịch bệnh ngày càng khó lường, công nghệ số trở thành giải pháp then chốt giúp người chăn nuôi chủ động phòng dịch, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững hơn.

Hơn 31.500 tấn vải tươi xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai

Hải quan Cửa khẩu Lào Cai cho biết, tính đến 23/6, đã hoàn tất thủ tục thông quan hơn 31.500 tấn quả vải với tổng kim ngạch xuất khẩu 18,8 triệu USD.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Bảo tồn, mở rộng sản xuất giống lúa nếp than

QUẢNG BÌNH Quảng Bình phục tráng được giống lúa nếp than và cung ứng giống cho nông dân để mở rộng sản xuất.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Bình luận mới nhất