| Hotline: 0983.970.780

Thả hơn 260.000 con giống thủy sản ở rừng ngập mặn

Thứ Năm 24/08/2023 , 17:44 (GMT+7)

ĐỒNG NAI Ngày 24/8, Chi cục Thủy sản Đồng Nai tổ chức thả hơn 260.000 con giống thủy sản các loại xuống rừng ngập mặn tại huyện Nhơn Trạch nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Hàng trăm nghìn con giống thủy sản đã được thả nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tại rừng ngập mặn Nhơn Trạch. Ảnh: Lê Bình.

Hàng trăm nghìn con giống thủy sản đã được thả nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tại rừng ngập mặn Nhơn Trạch. Ảnh: Lê Bình.

Rừng ngập mặn là nơi sinh sản, cư trú của các loài thủy hải sản. Tuy nhiên, việc khai thác, đánh bắt thủy sản tùy tiện, tận diệt cũng như tác động của ô nhiễm môi trường… đã làm đa dạng sinh học thủy hải sản bị suy giảm.

Nằm trong chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, Chi cục Thủy sản Đồng Ngai đã tiếp tục thả giống phù hợp với môi trường nước lợ tại rừng ngập mặn - rừng sác Nhơn Trạch. Hoạt động được UBND huyện Nhơn Trạch và UBND xã Phước An phối hợp thực hiện.

Cá giống được thả xuống rừng sác Nhơn Trạch. Ảnh: Lê Bình.

Cá giống được thả xuống rừng sác Nhơn Trạch. Ảnh: Lê Bình.

Ông Châu Thanh An, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai cho biết, hơn 250.000 con tôm giống, 6.500 con cá chẽm và 5.000 con cua đã được thả xuống bìa rừng sác.

“Đặc biệt, lần thả này chúng tôi lựa chọn hàng ngàn con cua giống và thả sát bờ rừng vốn dĩ dễ thích nghi với môi trường rừng ngập mặn và sẽ sinh trưởng tốt, tránh được những thiên địch tự nhiên”, ông An chia sẻ.

Tận tay thả những con cá, cua, tôm giống xuống dòng sông Đồng Tranh, ông Trương Thanh Tâm, Phó phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch kỳ vọng hoạt động ý nghĩa này sẽ cân bằng hệ sinh thái tại khu vực này, giúp phục hồi hệ sinh vật trước nạn tận diệt thuỷ hải sản vẫn còn diễn ra nan giải tại Đồng Nai.

Lần đầu tiên Đồng Nai thả phóng sinh cua biển giống trong chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Lê Bình.

Lần đầu tiên Đồng Nai thả phóng sinh cua biển giống trong chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Lê Bình.

Trước đó, ngày 17/8, Sở NN-PTNT Đồng Nai cũng phối hợp với Tổ Đình Long Thiền (phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa) tổ chức hội nghị tuyên truyền và thả phóng sinh hơn 307.000 cá giống bản địa trên sông Đồng Nai.

Chi cục Thủy sản Đồng Nai cũng thăm hỏi, nhắc nhở người dân không sử dụng kích điện, thuốc nổ, hóa chất, ngư lưới cụ thuộc danh mục cấm để khai thác thủy sản

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.