| Hotline: 0983.970.780

Thả cá 'trả nợ' thiên nhiên

Thứ Bảy 15/04/2023 , 09:37 (GMT+7)

Nhiều năm An Giang duy trì tốt hoạt động thả cá kết hợp tuyên truyền, xử lý nghiêm vi phạm khai thác thủy sản, đã góp phần bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản.

Empty

Nhiều năm An Giang duy trì tốt hoạt động thả cá kết hợp tuyên truyền, xử lý nghiêm vi phạm khai thác thủy sản, đã góp phần bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mekong, luôn chủ động, đi đầu trong công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Sau khi tổ chức thành công nhiều đợt thả cá quy mô cấp tỉnh theo hàng năm và đặc biệt mới đây lần đầu tiên An Giang đăng cai, tổ chức thành công lễ thả cá quy mô cấp vùng ĐBSCL tại ngã ba sông Hậu - nơi tiếp giáp tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ.

Chương trình thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản lần này là nhờ sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT và ủng hộ tích cực của hơn 700 tổ chức, cá nhân, các tăng ni, phật tử, người dân trong và ngoài tỉnh An Giang, hơn 600.000 con cá giống của 16 loài thủy sản đã được thả xuống sông Hậu. Trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm, loài bản địa có giá trị kinh tế, như: Cá hô, vồ cờ, tra dầu, ét mọi, mè hôi, thát lát cườm, chạch lấu, cá cóc, cá hú, cá chày, cá chép, bông lau, bống tượng, vồ đém…

Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp trên sông Hậu sẽ được duy trì thường xuyên và được luân phiên tổ chức theo hàng năm. Dự kiến trong 2023, UBND TP. Cần Thơ sẽ đăng cai tổ chức vào dịp rằm tháng 7 (âm lịch).

Bà Võ Thị Thanh Vân - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sở sẽ phối hợp các đơn vị liên quan trong tỉnh tham gia tích cực lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản cấp khu vực này. Tính từ năm 2012 đến nay, An Giang đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp của các ngành, các cấp cùng 3.635 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, các tín đồ tôn giáo với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 8,5 tỷ đồng (gồm tiền mặt và cá giống các loại), giúp thả tái tạo trên 164 tấn và hơn 4 triệu con cá giống về tự nhiên.

Theo bà Vân, có thể nói nhiều năm qua, hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản được duy trì và triển khai thực hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh, góp phần bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm…

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác này và từng bước hướng hoạt động thả cá đi vào nề nếp, phù hợp quy định, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; đặc biệt là tác hại của việc sử dụng xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản.

Hiện nay, ĐBSCL đang chuẩn bị vào mùa mưa, là mùa nhiều loài cá sinh sản, các địa phương vận động người dân không khai thác thủy sản vào mùa sinh sản, cũng như thời điểm thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Empty

Tính từ năm 2012 đến nay, An Giang giúp thả tái tạo trên 164 tấn và hơn 4 triệu con cá giống các loại về tự nhiên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, huy động nguồn lực từ các cơ quan, tổ chức, hiệp hội thủy sản, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, các tăng ni, phật tử tham gia hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước xã hội hóa hoạt động này.

“Vào các dịp cao điểm, như: Tiễn ông Táo, các ngày rằm lớn (tháng giêng, tháng 7, tháng 10), lễ Phật Đản, lễ Vu Lan… cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn tăng ni, phật tử và người dân về danh mục loài thủy sản khuyến khích và không khuyến khích thả phóng sinh; đảm bảo các loài thủy sản sau khi thả thích nghi, phù hợp với thủy vực tự nhiên ở địa phương. Trong đó, ưu tiên thả tái tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa, đặc hữu của tỉnh”, bà Võ Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang nói.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sơn La sẽ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Sơn La Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Lào Cai: Hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng trồng 600 ha trồng rừng gỗ lớn

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn khoảng 600 ha trên địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2024 - 2025.