| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai thả hơn 307.000 cá thể giống thủy sản bản địa

Thứ Năm 17/08/2023 , 15:24 (GMT+7)

Hơn 307.000 cá thể giống thủy sản bản địa, có giá trị cao được thả xuống sông Đồng Nai nhằm tái tạo, cân bằng nguồn lợi tự nhiên.

Hội nghị tuyên truyền và thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2023. Ảnh: Lê Bình.

Hội nghị tuyên truyền và thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2023. Ảnh: Lê Bình.

Ngày 17/8, Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng với Tổ Đình Long Thiền (Phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa) tổ chức Hội nghị tuyên truyền và thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Một số loài thủy sản nước ngọt đặc hữu có giá trị kinh tế, khoa học tại khu vực sông Đồng Nai như tôm càng xanh, cá vồ đém, cá chạch lấu, cá bống tượng, cá lăng nha, cá thát lát cườm… ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Nguyên do là hoạt động khai thác, đánh bắt không hợp lý làm phá vỡ cân bằng loài tự nhiên. Vì vậy, việc bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản càng cấp bách và cần được quan tâm.

Để thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện các quy định cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc cũng như quy định nghề, ngư cụ thuộc danh mục cấm khai thác thủy sản; và công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025.

Theo ông Châu Thanh An, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai, trong quý 3 của năm 2023, Sở có kế hoạch thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản với hơn 560.000 cá thể giống thủy sản bản địa. Đây đều là những loài thủy sản bản địa, loài có giá trị khoa học và giá trị kinh tế như: tôm càng xanh, cá chạch lấu, cá vồ đém, cá bống tượng, cá thát lát cườm, cá lăng nha.

Việc bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản đang trở nên cấp bách và được Sở NN-PTNT Đồng Nai ưu tiên quan tâm. Ảnh: Lê Bình.

Việc bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản đang trở nên cấp bách và được Sở NN-PTNT Đồng Nai ưu tiên quan tâm. Ảnh: Lê Bình.

“Hôm nay, chúng tôi thả với số lượng 307.000 cá thể và hơn 5 tấn cá các loại từ sự hỗ trợ của quý tăng ni, phật tử Chùa Vạn Đức. Sau đó, ngày 25/8 tới đây, sẽ tiếp tục thả 260.000 cá thể giống tôm sú, cua biển và cá chẽm tại huyện Nhơn Trạch”, ông Châu Thanh An thông tin.

Hơn 307.000 cá thể cá bản địa, có giá trị kinh tế và khoa học cao đã được thả xuống sông Đồng Nai vào sáng 17/8. Ảnh: Lê Bình.

Hơn 307.000 cá thể cá bản địa, có giá trị kinh tế và khoa học cao đã được thả xuống sông Đồng Nai vào sáng 17/8. Ảnh: Lê Bình.

Mỗi năm, Tổ Đình Long Thiền tổ chức trung bình 24 đợt phóng sinh, thả cá giống ra sông Đồng Nai. Trước thực trạng việc người phóng sinh thường thả cá có kích cỡ lớn, Thượng tọa Thích Huệ Khai, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai cho biết, điều này có nguy cơ gây ra lợi bất cập hại.

“Phóng sinh cá to thì sẽ dễ gây ra tình trạng kích điện, vây bắt cá ngay sau khi được thả. Cho nên chúng tôi khuyến khích các Phật tử thả những thủy sản bản địa, có kích thước nhỏ để dễ thích ứng với môi trường và tránh đánh bắt, tận diệt. Ngoài ra, nên thả những dòng cá bản địa để tránh phá vỡ sinh thái, gây hại cho người dân”, Thượng tọa Thích Huệ Khai chia sẻ.

Hơn 307.000 cá thể cá bao gồm các loại bản địa như: cá chạch lấu, cá vồ đém, cá bống tượng, cá thát lát cườm, cá lăng nha... được thả xuống sông Đồng Nai. Ảnh: Lê Bình.

Hơn 307.000 cá thể cá bao gồm các loại bản địa như: cá chạch lấu, cá vồ đém, cá bống tượng, cá thát lát cườm, cá lăng nha... được thả xuống sông Đồng Nai. Ảnh: Lê Bình.

Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai đánh giá: Hoạt động này càng làm sâu sắc hơn nội dung, ý nghĩa tinh thần phối hợp giữa Sở NN-PTNT với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

“Hành động nhân văn này càng gắn kết việc làm thiết thực, nhân văn của Phật giáo với nhiệm vụ chính trị của ngành vì mục tiêu phát triển nền nông nghiệp ổn định, bền vững. Tôi mong chương trình thả giống phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trở thành một phong trào tốt đẹp được duy trì hằng năm, góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh”, ông Trần Lâm Sinh phát biểu.

Sở NN-PTNT Đồng Nai kỳ vọng đây sẽ là hoạt động thường niên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lê Bình.

Sở NN-PTNT Đồng Nai kỳ vọng đây sẽ là hoạt động thường niên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lê Bình.

Cùng với việc thả cá giống và các loài thủy sản bản địa, tái tạo nguồn lợi thủy sản, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai kêu gọi người dân không sử dụng kích điện, thuốc nổ, hóa chất, nghề, ngư lưới cụ thuộc danh mục cấm để khai thác thủy sản; nghiêm túc chấp hành Luật Thủy sản cùng các quy định pháp luật hiện hành, trách nhiệm, tích cực tham gia chống khai thác bất hợp pháp.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng 21 xã ở Phú Thọ

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Trần Duy Đông đã ra văn bản khẩn chỉ đạo cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi.

Tìm hướng đột phá tạo sự khác biệt cho cà phê Sơn La

Sơn La phấn đấu đến năm 2030 tái canh 9.800 ha cà phê, phát triển 5.950 ha cà phê đặc sản, 80 - 90% diện tích trồng mới sử dụng giống chuẩn.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Lộ trình phát triển 20ha dược liệu dưới tán rừng FSC

Hà Tĩnh Thiên niên kiện, lim xanh và mây là các loại dược liệu được trồng dưới tán rừng đã có chứng chỉ FSC để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Bình luận mới nhất