| Hotline: 0983.970.780

Thả cá về sông Kiến Giang mở hướng du lịch mới

Thứ Hai 24/04/2023 , 16:45 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Khai thác du lịch trên sông Kiến Giang sẽ là một sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, làm cho vùng quê Lệ Thủy ngày càng phát triển.

Sông Kiến Giang chảy dọc huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), chia đôi làng mạc thành hai bờ tả hữu. Những năm trước đây, cá tôm trên sông là nguồn thu khá lớn cho bà con làm nghề chài lưới.

Những năm gần đây, do tác động nhiều phía như môi trường, đánh bắt hủy diệt nên lượng cá tôm ngày càng ít đi. Ông Võ Văn Đang, một người dân ở thị trấn Kiến Giang, cho hay: “Có khi đi thả lưới cả ngày mà chẳng kiếm nổi được mớ cá về ăn. Cá tôm trên sông này ngày càng bị cạn kiệt rồi”.

Từ đầu năm nay, huyện Lệ Thủy bắt đầu thực hiện chương trình "Khám phá tour du lịch sông Kiến Giang và thả cá đầu xuân".

Thả cá giống trên đầu nguồn sông Kiến Giang. Ảnh: Tâm Phùng.

Thả cá giống trên đầu nguồn sông Kiến Giang. Ảnh: Tâm Phùng.

Theo ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy thì chương trình "Khám phá tour du lịch sông Kiến Giang và thả cá đầu xuân" nhằm phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái.

“Chúng tôi cũng mong muốn tái tạo và  bảo vệ các loài thủy sinh vật, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, tinh thần của nhân dân, khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua các hoạt động này”- ông Tình chia sẻ thêm. 

Việc khởi tạo và  phát triển du lịch trên sông Kiến Giang, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, mang nét đặc trưng thiên nhiên trên sông nước lần đầu tiên đưa vào hoạt động du lịch tại Lệ Thủy. Đây cũng là kết nối và đa dạng hóa các loại hình du lịch đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa Lệ Thủy như du lịch tâm linh, khám phá trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên.

Khai thác du lịch trên sông Kiến Giang sẽ là một sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, làm cho vùng quê Lệ Thủy ngày càng phát triển. Du khách được đi thuyền trên sông, xuôi mái dòng Kiến Giang để ngắm những làng quê trù phú hai bên sông.

Du khách cũng sẽ được giới thiệu những danh thắng gắn với dòng sông như cầu Mỹ Trạch, chiến thắng Xuân Bồ, Mũi Viết, quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chùa An Xá…

Điểm nhấn của chương trình là thả cá giống xuống đầu nguồn sông Kiến Giang. Năm đầu tiên, gần  20.000 con cá giống các loại như trôi, mè, lóc, chép… được thả tại bến  nước đền Trôốc Vực - An Sinh (xã Trường Thủy).

Mở hướng du lịch trên sông Kiến Giang gắn với phát triển nuôi trồng thủy sản cũng là lợi thế của vùng quê Lệ Thủy. Ảnh: Tâm Phùng.

Mở hướng du lịch trên sông Kiến Giang gắn với phát triển nuôi trồng thủy sản cũng là lợi thế của vùng quê Lệ Thủy. Ảnh: Tâm Phùng.

Theo ông Nguyễn Văn Tân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lệ Thủy thì đây là những giống cá vốn đã sinh sôi trên sông Kiến Giang.

“Vì vậy, những giống cá này sẽ phù hợp với điều kiện sống và sẽ phát triển nhanh và sẽ sinh sôi những  đàn cá tiếp theo, tạo nên nguồn lợi thủy sản cho bà con”, ông Tân nói.

Cũng theo chương trình này, qua hằng năm, huyện Lệ Thủy sẽ tăng lượng cá giống thả trên sông và chọn thêm những giống cá hiếm khác để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Hay tin có chương trình thả cá giống trên nguồn sông Kiến Giang, nhiều bà con rất vui mừng. Ông Nguyễn Hữu Văn (xã Lộc Thủy), cứ buổi chiều thường hay có thú vui ngồi câu cá bên sông cạnh bến nước.

Ông hồ hởi cho hay: “Như vậy là vài năm tới đây, chúng tôi được hy vọng con cá, con tôm lại được sinh sôi nhiều trên sông Kiến Giang, mang lại nguồn lợi cho bà con chài lưới, tạo nên nét đẹp vốn có của vùng quê lúa sông nước”.

Nhiều bà con cũng hy vọng khi con cá, con tôm sinh sôi trên sông Kiến Giang thì trên những cánh đồng lúa mùa vàng trĩu hạt, cá tôm cũng sẽ  có nhiều theo.

“Vì khi cá trên sông có thì nó cứ theo nguồn nước mà đi ngược vào sinh sôi ngay trên đồng ruộng thôi mà. Nhất là khi bà con canh tác lúa theo hướng hữu cơ thì là điều kiện tốt cho cá tôm đầy đồng”, ông Võ Văn Đang (ở thị trấn Kiến Giang), nói trong hy vọng.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Tìm hướng đột phá tạo sự khác biệt cho cà phê Sơn La

Sơn La phấn đấu đến năm 2030 tái canh 9.800 ha cà phê, phát triển 5.950 ha cà phê đặc sản, 80 - 90% diện tích trồng mới sử dụng giống chuẩn.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất