| Hotline: 0983.970.780

Tánh Linh nguy cơ mất trắng gần 4.000 ha lúa ĐX

Thứ Sáu 26/04/2019 , 15:17 (GMT+7)

Ngày 25/4, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Thuận đã nhận báo cáo Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Tánh Linh về tình hình thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện này.

Theo đó, Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Tánh Linh cho biết, tới thời điểm này trên địa bàn huyện không có mưa, nguồn nước tưới dựa vào lưu lượng chạy máy của nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi nhưng không đủ cấp nước tưới cho diện tích của 2 huyện Tánh Linh và Đức Ninh. Điều này đã khiến một số diện tích lúa đang trong gian đoạn trổ bị thiếu nước, hệ thống bể hút trạm bơm bị bồi lắng, không có kinh phí để nạo vét, khả năng sẽ bị mất trắng gần 4.000 ha lúa ĐX 2018-2019.

Do thiếu nước tưới xử lý rầy nên lúa bị cháy

Về nguồn nước phục vụ sinh hoạt hiện 2 xã Đồng Kho và Huy Khiêm có khoảng 260 hộ sử dụng giếng đào, song giờ nguồn nước cạn kiệt. Bên cạnh đó, nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy nước xã Đức Bình, Suối Kiết và Măng Tô bị suy giảm, nguy cơ không đủ nước để cung cấp cho khoảng 800 hộ dân sử dụng nguồn nước từ hệ thống này.

Nguồn nước tại Đá Bàn Măng Tô cũng cạn dần

Riêng đối với khu chứa nước hồ Lâm trường Sông Dinh lượng nước trong hộ hiện nay chỉ đủ để sử dụng đến 30/4 này. Nếu trời không mưa khả năng đầu tháng 5 nhà máy sẽ tạm dừng hoạt động.

Hồ chứa nước Sông Dinh cũng đang cạn kiệt

Trước tình hình trên, Phòng NN-PTNT huyện Tánh Linh đã tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp phòng tránh hạn, khẩn trương sửa chữa khắc phục hệ thống thủy lợi để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất mùa khô năm 2019. Tuy nhiên, do không có nguồn kinh phí để nạo vét các kênh tưới thủy lợi, các bể hút trạm bơm nên địa phương không triển khai được.

Về vấn đề này, Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh đề nghị UBND huyện Tánh Linh chỉ đạo phòng NN- PTNT, các phòng, ban chức năng phối hợp với UBND các xã huy động tối đa các nguồn kinh phí của địa phương để triển khai nạo vét các kênh tưới, trạm bơm điện dọc ven sông La Ngà để bơm nước, tận dụng nguồn nước chạy máy của nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi để bơm tưới chống hạn. Bên cạnh đó, địa phương cần tuyên truyền cho người dân sử dụng nguồn nước tiết kiệm, khai thác các mạch nước ngầm, đào ao trữ nước, khoan, đào giếng ở những nơi có điều kiện để ứng phó hạn hán.

Được biết, vụ ĐX toàn huyện Tánh Linh gieo trồng khoảng 8.000 ha lúa, trên 2.700 cây trồng các loại khác. Đến nay, đã hu hoạch khoảng 1.500 ha lúa và 2.700 ha cây trồng các loại. Bà con chuẩn bị thu hoạch tiếp 2.400 ha lúa đang giai đoạn chín, còn lại 4.000 đang giai đoạn trổ. Đối với diện tích đang giai đoạn trổ cần phải tưới 2-3 trà nước nữa.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.