| Hotline: 0983.970.780

Sốt máy gặt đập liên hợp

Thứ Năm 22/03/2012 , 10:46 (GMT+7)

Do các tỉnh xuống giống đồng loạt, thu hoạch cùng lúc nên máy gặt chỉ đáp ứng 40% diện tích lúa.

ĐBSCL đang thu hoạch rộ lúa ĐX. Hàng ngàn ha lúa chín quá ngày ngã bẹp dưới ruộng. Nông dân phải chạy ngược chạy xuôi thuê máy gặt đập liên hợp (GĐLH) với giá rất cao, nhưng không có máy để thuê.

>> Dịch vụ máy gặt đập đắt hàng

Máy GĐLH chỉ đáp ứng 40% diện tích toàn vùng

Chủ máy gặt hứa lèo

Vụ ĐX năm nay bà con nông dân ĐBSCL đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, phần lớn số hộ thuê máy GĐLH của hãng Kubota để thu hoạch. Vụ này bà con xuống giống đồng bộ, thu hoạch cũng đồng loạt nên khi vào mùa các chủ máy gặt không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Nhiều chủ ruộng thất hẹn việc cắt lúa, nhiều diện tích phải náng đợi từ 3- 5 ngày mới có máy đến thu hoạch.

Có nơi lúa đến ngày cắt nằm phơi nắng, phơi sương ngoài đồng cả tuần lễ, khi máy GĐLH vào cắt đã làm hao hụt từ 5- 10% lượng thóc, chưa kể giá thuê máy tăng cao. Cụ thể, cách đây 1 tháng, giá thuê máy GĐLH gặt lúa đứng, từ 160.000- 180.000 đ/công, lúa bị ngã đổ 230.000- 260.000 đ/công. Hiện giá thuê máy GĐLH đã tăng 10- 15%, nhưng không có đủ để phục vụ.

Ông Trương Văn Đèo ở ấp An Thái, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: "Mặc dù đã chủ động liên hệ kêu máy GĐLH trước đó gần 1 tháng, nhưng đến nay lúa chín quá ngày, vẫn chưa có máy đến cắt. Tuy tôi chấp nhận thuê với giá cao hơn 10- 15%, nhưng chủ máy bảo "tìm thuê chỗ khác đi, chúng tôi làm không xuể”. Máy tăng giá mà có thuê được đâu, họ hẹn tới hẹn lui, toàn hứa lèo".

Ông Đèo đã phải thuê nhân công gặt lúa tay và máy tuốt lúa truyền thống, khiến giá thành đội cao lên gấp 2- 3 lần so với thuê máy GĐLH. Hiện giá lúa ở mức 5.000 đ/kg, chưa bằng với giá ĐX năm 2011. Trong khi đó giá nhân công cứ tăng vùn vụt. Vụ lúa này, tính kỹ cũng chỉ lời chút đỉnh, đủ mua phân thuốc cho vụ tới.

Tương tự, hộ ông Lê Quang Bé ở xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn (An Giang) cho biết: "Mấy hôm rồi tôi ăn ngủ không yên. Mặc dù lúa đến ngày cắt  nhưng đành phải đợi thêm vài hôm sau mới có máy phục vụ. Khi máy vào cắt thì lúa chín quá ngày, máy "ăn" tới đâu thì lúa đổ vãi đến đó, xót cả ruột gan. Lúa quá khô, khi chở về nhà chỉ cần phơi sơ sơ vài tiếng đồng hồ là kêu ngay thương lái đến mua để có tiền trang trải...".

Dạo quanh các vùng lúa lớn An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An… hầu như nơi nào bà con cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm máy gặt. Mọi năm kêu máy cắt không được còn có thể thuê cắt tay, nhưng năm nay do khan hiếm nhân công nên phải phụ thuộc máy GĐLH. Chính việc khan hiếm máy GĐLH dẫn đến tình trạng giá công cắt lúa lên cao. Cụ thể, đối với lúa đứng mỗi ha ruộng bà con phải trả cho chủ máy từ 1,6- 1,7 triệu đồng, lúa ngã 3,2- 3,5 triệu đồng/ha, tăng 100.000- 300.000 đ/ha so với vụ ĐX năm rồi. Không chỉ giá công cắt tăng cao, giá thuê ghe chở lúa cũng tăng từ 280.000- 300.000 đồng/chuyến (ghe 15 tấn) tùy theo đường xa gần.

Thiếu máy do thu hoạch đồng loạt

Thu hoạch đồng loạt, lúa đổ ngã cũng là nguyên nhân khan hiếm máy GĐLH. Mấy ngày qua ở An Giang và Đồng Tháp đã xảy ra mưa giông làm hàng ngàn ha lúa ĐX chuẩn bị thu hoạch bị đổ ngã nên máy GĐLH hoạt động giảm công suất. Anh Dương Văn Quy, chủ máy GĐLH ở thị trấn Long Bình, huyện An Phú (An Giang) cho biết: Thời tiết năm nay thất thường quá, mưa giông trái mùa xuất hiện sớm làm lúa đổ ngã nhiều. Vì vậy thu hoạch lúa rất chậm, phá vỡ hết kế hoạch. Mấy hôm nay chủ ruộng cứ gọi điện réo suốt ngày, thậm chí họ đến tận nhà chửi rủa, nhưng tui cũng chỉ biết năn nỉ để người ta thông cảm.

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết, toàn vùng có gần 7.000 máy GĐLH. Do các tỉnh xuống giống đồng loạt, thu hoạch cùng lúc nên máy gặt chỉ đáp ứng 40% diện tích lúa. Dự kiến đến năm 2015 số máy GĐLH cũng chỉ đáp ứng được khoảng 70- 80% diện tích. Nếu thu hoạch thủ công thì tỷ lệ hao hụt từ 12- 15%, thu hoạch bằng máy  thất thoát khoảng 10%. Nơi nào thu hoạch trễ thì tỷ lệ thất thoát có thể lên tới 15%.

Còn chú Trương Văn Bé ở ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: Từ đầu vụ tới nay 2 chiếc máy GĐLH của tôi chạy ngày đêm không có thời gian nghỉ, chỉ nghỉ lúc nạp nhiên liệu. Nhờ máy tốt, không trục trặc, thu hoạch ít bị hư hao giữa chừng, vậy mà còn bị nông dân mắng lên mắng xuống, nghe riết cũng quen.

Theo ông Bé, đầu vụ anh nhận cắt khoảng 1.500 ha, nhưng thời tiết thất thường, cộng thêm lúa ngã đổ khiến máy thu hoạch chậm, dồn ứ diện tích của nông dân. "Chúng tôi rất có lỗi với người làm lúa, đã nhận lời hứa lúc ban đầu mà không thực hiện kịp. Như vụ trước, 1 máy GĐLH có thể gặt 6 công lúa đứng/giờ, nền đất khô bằng phẳng. Nhưng năm nay máy cắt toàn gặp lúa ngã, chỉ gặt được 3 công lúa/giờ. Không chỉ máy của tôi mà các máy khác cũng trong tình trạng làm việc hết công suất mà không thể đáp ứng yêu cầu", ông nói.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất