| Hotline: 0983.970.780

Sapoche Mexico chịu được mặn 5 - 6‰, hiệu quả gấp 3 lần giống bản địa

Thứ Tư 27/03/2024 , 08:30 (GMT+7)

TIỀN GIANG Ông Trần Văn Khả (ấp Đông Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là nông dân tiên phong ở địa phương trồng giống sapoche Mexico cho hiệu quả kinh tế cao.

Hơn 10 năm trước, tình cờ trong một lần đi tiệc tại tỉnh Bến Tre, ông Khả phát hiện giống sapoche này. Sau khi ăn thử, cảm nhận vị ngon cũng như tiềm năng phát triển tại vườn nhà, ông đã mạnh dạn đặt mua 25 cây giống về trồng thử nghiệm trên 1.000m2.

Ông Trần Văn Khả tiên phong trồng giống sapoche Mexico tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Trần Văn Khả tiên phong trồng giống sapoche Mexico tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Sau 3 năm chăm sóc, cây đã bắt đầu cho trái, tuy nhiên đến năm thứ 5 mới cho sản lượng nhiều, bình quân khoảng 50 - 60kg/cây. Cây càng lớn tuổi, năng suất càng cao. Sapoche Mexico dễ trồng, ít sâu bệnh hại và chi phí chăm sóc chỉ bằng 50% so với các giống sapoche thông thường.

Giống sapoche này cho quả rất to, trọng lượng từ 250 - 700g, dạng tròn, mềm, vỏ da cám, ăn rất ngọt và thơm lâu, độ ngon được đánh giá nổi bật nhất trong các loại sapoche. Do đó hơn 10 năm qua, quả sapoche Mexico được thương lái thu mua với giá dao động từ 55.000 – 60.000 đồng/kg, cao gấp 2 - 3 lần so với sapoche lồng mứt - một giống sapoche bản địa.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế của giống sapoche này, ông Khả đã quyết định mở rộng diện tích, trồng thêm khoảng 150 cây trên 7.000m2, trong số này đã có 5.000m2 cho trái ổn định.

Hiện những cây sapoche của ông Khả hơn 10 năm tuổi cho năng suất đến 200kg/cây và cho thu nhập 300 triệu đồng/năm. Riêng đối với 5.000m2 trồng mở rộng đang cho trái, mỗi năm gia đình ông Khả thu gần 400 triệu đồng.

Trái sapoche Mexico rất to, nặng trung bình 400g. Ảnh: Minh Đảm.

Trái sapoche Mexico rất to, nặng trung bình 400g. Ảnh: Minh Đảm.

Nói về kỹ thuật trồng sapoche Mexico hiệu quả, ông Khả chia sẻ: Để cây phát triển tốt cần đắp mô cao ráo, thoát nước tốt. Khi mới trồng cần tưới chất kích thích sinh trưởng để nuôi dưỡng bộ rễ khỏe mạnh. Sau đó chỉ cần bón phân hóa học và hữu cơ bình thường theo tuổi cây. Thời kỳ kinh doanh cần bón đầy đủ phân bón hóa học cũng như hữu cơ để cây phát triển bền. Mỗi năm cần bón khoảng 7kg phân hóa học và 20kg phân hữu cơ cho mỗi gốc. Mỗi kỳ ra tược non, ra hoa, đậu quả cần đề phòng sâu hại và rệp sáp.

Sapoche là một trong những cây trồng chịu được hạn – mặn rất tốt so với nhiều cây trồng khác. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, cùng với dừa, me và nho, sapoche là nhóm cây chống chịu tốt với mặn, chống chịu được nồng độ mặn 5‰ – 6‰.

Để phòng hạn mặn cho cây sapoche, ông Khả cho biết trong mùa khô hạn phải vét mương để chuẩn bị nước và tưới tiết kiệm, đậy gốc bằng rơm, cỏ, tàu dừa chống bốc hơi nước, chống nóng cho cây.

Tưới tiết kiệm cho sapoche vào mùa khô. Ảnh: Minh Đảm.

Tưới tiết kiệm cho sapoche vào mùa khô. Ảnh: Minh Đảm.

Xã Song Thuận, huyện Châu Thành (Tiền Giang) có gần 520ha đất nông nghiệp, bà con trồng chủ yếu là cây sapoche và dừa. Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Song Thuận nhận xét: Mô hình trồng sapoche Mexico của ông Trần Văn Khả là một trong những mô hình chuyển đổi sản xuất sang giống cây trồng mới mang lại hiệu quả khá cao và đang được bà con địa phương tìm hiểu học tập nhân rộng với diện tích khoảng 5ha.

Hiện nay, giá sapoche Mexico loại I là 60.000 đồng/kg, loại nhỏ 18.000 đồng/kg. Hiệu quả từ mô hình trồng sapoche này gấp 3 lần so với sapoche thường. Ngoài thu hoạch trái hàng năm, ông Khả còn chiết nhánh sapoche để bán giống khoảng 1.000 nhánh/năm, mang về cho gia đình ông nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng/năm. 

Sapoche là một trong những cây trồng khá nổi tiếng ở những xã ven sông Tiền của tỉnh Tiền Giang, nhất là những địa phương như Kim Sơn, Phú Phong, Song Thuận với diện tích ước tính khoảng 1.500ha. Giống sapoche Mexico sẽ góp phần đa dạng giống cây trồng cho người dân địa phương lựa chọn phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó mô hình của ông Trần Văn Khả đang được bà con địa phương quan tâm nhân rộng.

Xem thêm
Hệ thống truy xuất nguồn gốc chăn nuôi mở khóa an toàn và hội nhập

Hệ thống truy xuất nguồn gốc cơ sở, sản phẩm chăn nuôi là công cụ then chốt để đảm bảo ATTP, tăng niềm tin của người tiêu dùng, thúc đẩy ngành chăn nuôi vươn tầm.

Trăn trở công tác thú y cơ sở sau khi sát nhập đơn vị hành chính

Nhiều địa phương lo lắng sau sát nhập, cán bộ bán chuyên trách nghỉ việc khiến công tác thú y cơ sở gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, địa bàn quản lý rộng.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Những mùa cá xứ Tuyên: [Bài 2] ‘Vựa’ cá đặc sản

Thủy điện Tuyên Quang không chỉ mang nguồn điện lớn cho đất nước, mà còn tạo nên những lòng hồ mênh mông, vựa cá tôm trù phú của xứ này.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất