| Hotline: 0983.970.780

Giữ đất sạch, vững mùa vàng

Thứ Hai 28/07/2025 , 22:10 (GMT+7)

Vĩnh Long Ô nhiễm đất canh tác đe dọa năng suất, sức khỏe cộng đồng và môi trường. Kiểm soát, phục hồi đất sạch là yêu cầu cấp thiết để hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Khi đất không còn lành

Theo thạc sĩ Lê Trí Nhân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long, đất nông nghiệp ở nhiều địa phương bị nhiễm phèn, nhiễm mặn tự nhiên, làm giảm pH và tăng độ dẫn điện (EC), ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.

Khi pH đất thấp hơn 4.5, hơn 70% lượng dinh dưỡng bón vào đất bị lãng phí. Giá trị pH từ 6-7 (đất acid trung bình) được chứng minh là phù hợp với nhiều loại cây trồng (trừ cây ưa vôi). Khi độ pH đất ở mức này, lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Bên cạnh đó, phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt cũng như các cation kim loại nặng (kể cả Al3+) đều bị kết tủa và ít di động, do đó ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và cây trồng.

Chỉ số EC (trong đất-nước) vượt ngưỡng 1.2-4 mS/cm do đất nhiễm mặn đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển, khiến cây sinh trưởng chậm hoặc chết. Chỉ số EC 0.4-0.8 được xem không ảnh hưởng đến cây trồng, nhỏ hơn 0.4 là lý tưởng cho  mọi cây trồng, còn dao động 0.8-1.2 sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến một số loại cây trồng.

Kiểm soát, phục hồi đất sạch là yêu cầu cấp thiết. Ảnh: Thanh Bạch.

Kiểm soát, phục hồi đất sạch là yêu cầu cấp thiết. Ảnh: Thanh Bạch.

“Việc kiểm soát EC trong đất hiện nay có thể ứng dụng máy đo EC. Việc đo EC có vai trò rất quan trọng để đưa ra quyết định có nên bón hay không bón phân cho cây trồng hoặc tăng hay giảm lượng phân phù hợp”, thạc sĩ Lê Trí Nhân nhấn mạnh.

Ô nhiễm đất, suy thoái đất có thể do nước thải sinh hoạt đổ về đồng ruộng, sử dụng phân vô cơ không hợp lý, phân hữu cơ chưa hoai mục, nông dược có gốc hóa học mạnh. 

Làm sao để đất sạch hơn, cây trồng khỏe hơn?

Để đối phó với tình trạng này, thạc sĩ Lê Trí Nhân cho rằng có 4 giải pháp cần được triển khai đồng bộ để kiểm soát và cải thiện chất lượng đất canh tác.

Thứ nhất, kiểm soát vật tư nông nghiệp đầu vào, đặc biệt là phân hữu cơ có nguồn gốc từ rác thải sinh hoạt, phân lân. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón cần có kết quả kiểm nghiệm đầy đủ, nhất là về chỉ tiêu kim loại nặng. Đồng thời, cần tổ chức tập huấn cho nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ khuyến nông cộng đồng về nhận biết và xử lý đất bị ô nhiễm.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ nano sắt (nZVI) có khả năng xử lý hiệu quả các hợp chất hữu cơ và vô cơ gây ô nhiễm. nZVI có thể phản ứng với oxy và các chất độc trong đất, làm tăng pH, giảm thiểu độc tố như Cr6+, các hydrocarbon chứa clo… Đây là hướng đi đầy triển vọng trong xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng.

Thứ ba, tăng cường sử dụng vi sinh vật có lợi. Sử dụng nhóm vi sinh vật phân giải các hóa chất độc hại, kiểm soát nấm bệnh và cải tạo đất đang là xu hướng thân thiện môi trường. Các chủng phổ biến như Bacillus sp., Trichoderma spp., Azotobacter sp. không chỉ giúp phân hủy thuốc trừ sâu, trừ cỏ, Paclobutrazol mà còn cải thiện cấu trúc đất và hỗ trợ cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thứ tư, ổn định tính đệm của đất. Việc duy trì độ pH đất ổn định thông qua sử dụng các chất đệm như vôi (CaCO₃), Ca(OH)₂ hay acid humic, acid amin, phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng. Đệm một chiều (sử dụng vôi) giúp trung hòa axit, còn đệm hai chiều (phân hữu cơ, acid humic, axit amin) giúp đất duy trì cân bằng pH (trung hòa axit và bazơ) tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và cây trồng phát triển.

"Kiểm soát và cải thiện chất lượng đất là yếu tố then chốt nâng năng suất, đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái. Để làm được điều đó, cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong giám sát đầu vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới, sử dụng đất hợp lý”, thạc sĩ Lê Trí Nhân cho biết.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết rỗng chuồng vì dịch tả lợn Châu Phi

TUYÊN QUANG Dịch tả lợn Châu Phi ập đến Tuyên Quang khiến hàng loạt hộ chăn nuôi lâm cảnh nợ nần, không biết bao giờ mới khắc phục nổi.

Người phụ nữ dân tộc Giáy thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sản xuất cá giống

LÀO CAI Từ hai bàn tay trắng, bà Hoàng Thị Chắp ở xã Cốc San đã gây dựng mô hình sản xuất cá giống, trở thành điển hình và lan tỏa nghị lực vươn lên thoát nghèo.

Cà phê, cao su trồng trên đất khoán có thể khó xuất khẩu sang EU

Hàng chục nghìn hecta đất khoán chưa rõ pháp lý tại các công ty nông nghiệp có thể khiến nông sản không đáp ứng yêu cầu truy xuất, bị loại khỏi chuỗi cung toàn cầu.

Những lớp học tại vườn và giấc mơ sầu riêng công nghệ cao

TP.HCM Không còn phụ thuộc kinh nghiệm truyền miệng, nông dân Thanh An đang thay đổi tư duy trồng trọt, bắt đầu từ những buổi học giữa vườn sầu riêng.

Mở nghề nuôi cà ra [Bài 1]: Mục tiêu xuất khẩu

Giá thu mua cà ra tại các hộ dân từ 360.000đ/kg đến 420.000đ/kg tùy kích cỡ, trong khi chi phí đầu tư chiếm khoảng 40-45%.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất